Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Rùa và thỏ Ở một khu rừng nọ, có một chú thỏ lúc nào cũng chỉ thích khoác lác về...
Câu hỏi :

Rùa và thỏ Ở một khu rừng nọ, có một chú thỏ lúc nào cũng chỉ thích khoác lác về tài chạy nhanh như gió của mình. Gặp ai chú ta cũng phải khoe khoang: - Tớ chạy rất nhanh. Tớ là nhanh nhất đấy! Mệt mỏi khi ngày nào cũng phải nghe những lời khoe khoang của thỏ và chế nhạo mình chậm chạp, Rùa đưa ra lời thách thức thỏ chạy thi với mình. Tất cả các loài động vật trong rừng đều rất ngạc nhiên khi nghe tin này, và chúng tập trung rất đông để xem rùa và thỏ chạy thi. Hai bạn thỏ và rùa đứng ở vạch xuất phát sẵn sàng cho cuộc đua. Tất cả động vật trong rừng đồng thanh hô to 1 2 3 bắt đầu!. Thỏ chạy vụt đi rất nhanh, loáng một cái quay lại đã không thấy bóng dáng rùa đâu. Thỏ cười khẩy và quyết định dừng lại để nghỉ ngơi. Nó quay lại nhìn con rùa và mỉa mai: - Đúng là chậm như rùa, làm sao mà thắng nổi thỏ ta chứ! Nói đoạn thỏ vươn mình rồi nằm dài ra đường để ngủ. - Còn lâu nó mới đuổi kịp mình, cứ ngủ một giấc cho sướng đã - Thỏ ta thầm nghĩ. Trong lúc đó, rùa vẫn miệt mài chạy, chạy, chạy mãi không bao giờ dừng. Cho đến lúc rùa vượt qua chỗ thỏ đang nằm ngủ và gần chạm tới vạch kết thúc. Động vật trong rừng hò hét cổ vũ rất lớn cho rùa, thỏ giật mình tỉnh giấc. Nó lại còn vươn người và ngáp một cách lười biếng rồi mới bắt đầu chạy trở lại, nhưng đã quá muộn. Rùa đã cán đích trước và chiến thắng cuộc đua bằng tinh thần chăm chỉ và nghiêm túc của mình. Thỏ vô cùng xấu hổ và lủi tít vào trong rừng sâu, chẳng còn mặt mũi nào để gặp mọi người. Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ ? A. Tự sự. B. Miêu tả. C. Biểu cảm. D. Nghị luận. Câu 2. Nhân vật chính truyện ngụ ngôn Rùa và Thỏ? A. Rùa. B. Rùa và Thỏ. C. Thỏ. D. Động vật trong rừng Câu 3. Vì sao có cuộc chạy thi giữa Rùa và Thỏ? A. Rùa thích chạy thi với Thỏ B. Thỏ thách Rùa chạy thi C. Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi. D. Rùa muốn thách Thỏ chạy thi với mình. Câu 4. Công dụng dấu chấm lửng trong câu: Tất cả động vật trong rừng đồng thanh hô to 1 2 3 bắt đầu!? A. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng B. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm C. Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng D. Tất cả đều đúng. Câu 5. Để thể hiện những hành động sai lầm của một nhân vật nào đó, tác giả truyện ngụ ngôn thường đặt nhân vật ấy trước một tình huống có nhiều nguy cơ phạm sai lầm. Tình huống đó trong văn bản Rùa và Thỏ là gì? A. Gặp ai chú ta cũng phải khoe khoang. B. Rùa đưa ra lời thách thức thỏ chạy thi với mình. C. Còn lâu nó mới đuổi kịp mình, cứ ngủ một giấc cho sướng đã - Thỏ ta thầm nghĩ. ADVERTISEMENT D. Hai bạn thỏ và rùa đứng ở vạch xuất phát sẵn sàng cho cuộc đua. Câu 6. Thỏ thể hiện những đặc điểm gì của nhân vật trong truyện ngụ ngôn? A. tự cao, tự đại, ngạo nghễ B. chủ quan, bảo thủ, phiến diện. C. tự cao, tự đại, chủ quan D. không lắng nghe ý kiến của người khác Câu 7. Vì sao Thỏ thua Rùa? A. Rùa chạy nhanh hơn Thỏ. B. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa. C. Rùa dùng mưu mà Thỏ không biết. D. Rùa vừa chạy vừa chơi mà vẫn tới đích trước. Câu 8 . Qua văn bản trên em rút ra được bài học gì

Lời giải 1 :

Câu `1A` : Tự sự

Câu `2B` : Rùa và Thỏ

Câu `3C` : Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi

Câu `4C` : Mô phỏng âm thanh kéo dài, ngắt quãng

Câu `5B` : Rùa đưa ra lời thách thức thỏ chạy thi với mình

Câu `6C` : tự cao, tự đại, chủ quan

Câu `7B` : Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa

Câu `8` 

Bài Làm 

 Qua văn bản ''Rùa và Thỏ'' em đã rút ra được bài học vô cùng sâu sắc . Chúng ta không nên nhìn vẻ bề ngoài mà đánh giá người khác , không nên chê bai và coi thường người xung quanh chúng ta . Phải giúp đỡ , tôn trọng người khác . Ai cũng có điểm mạnh , điểm yếu của mình cho nên hãy biết cố gắng , rèn luyện để chúng ta tốt hơn trong cuộc sống .

`⇒` Phải nỗ lực và phấn đấu mới làm nên tất cả và không nên chê bai người khác mà luôn giúp đỡ họ nếu họ cần.

Lời giải 2 :

`***` Đáp án: 

Câu `1`: `A`. Tự sự.

Câu `2`: `A`. Rùa.

Câu `3: C`. Thỏ chê Rùa chậm chạp khiến Rùa quyết tâm chạy thi.

Câu `4: B`. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

Câu `5: C`. Còn lâu nó mới đuổi kịp mình, cứ ngủ một giấc cho sướng đã - Thỏ ta thầm nghĩ.

Câu `6: C`. tự cao, tự đại, chủ quan.

Câu `7: B`. Rùa cố gắng còn Thỏ chủ quan, coi thường Rùa.

Câu `8`: Từ bài học trên, em rút ra từ truyện là không nên chủ quan, coi thường người khác và nỗ lực, kiên nhẫn là yếu tố quan trọng để đạt được thành công.

`color{green}{@ l y n n e } ` 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK