Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Đọc và trả lời các câu hỏi sau: NGƯỜI THỦ THƯ THỜI THƠ ẤU Năm ấy, khi tôi 6,7 tuổi...
Câu hỏi :

Đọc và trả lời các câu hỏi sau: NGƯỜI THỦ THƯ THỜI THƠ ẤU Năm ấy, khi tôi 6,7 tuổi thì bác đã về hưu rồi. Tôi không biết tuổi tác, công việc của bác; chỉ biết tên bác là Hải. Bác có chòm râu quai nón đã bạc thật đẹp. Bác còn đẹp hơn nữa khi ngồi ở bên cửa lớp học, trong một buổi chiều rét buốt, mơ màng dạo một khúc nhạc réo rắt bằng chiếc đàn măng-đô-lin nho nhỏ của mình. Những năm ấy, ở trường chưa có thư viện chuyên nghiệp như bây giờ. Chính bác Hải đã đứng ra thu gom sách và lập một tủ sách bé nhỏ, đặt ở một phòng học của ngôi nhà cấp bốn trong trường. Ngày mùa đông khô hanh, chúng tôi say mê đọc từ trưa cho đến xế chiều. Những ngày mùa lũ, mùa mưa thì mới chán, nước ngập đến tận khoeo chân, thư viện nhỏ đóng cửa. Khi đó, chúng tôi vẫn cứ mong ngóng đợi bác Hải đến trường trên chiếc xe đạp lọc cọc, chòm râu bạc rung rung theo nhịp đạp xe. Tôi còn nhớ như in ngày đầu đi đăng kí thẻ đọc. Hồi ấy, thư viện chỉ nhận các anh, chị từ lớp ba trở lên. Tôi học lớp hai, mới 7 tuổi, chưa đủ điều kiện sở hữu một cái thẻ đọc bằng bìa màu xanh xám, có ghi tên học sinh, tên lớp trịnh trọng. Tôi không chịu được bất công ấy, vẫn đến nhưng không dám nói gì, chỉ mon men đứng nhìn. Bác Hải bảo về nhà thì tôi không chịu, vẫn cứ chăm chăm đứng nhìn đám anh chị lớn hơn tí chút ngồi đọc sách. Ý chừng sốt ruột quá, bác bèn hỏi han tôi học lớp nào, con cái nhà ai. Biết được mong muốn của tôi, bác đùa: Thế thì bác phải kiểm tra xem cháu đọc có nhớ gì không!. Sẵn trên giá có cuốn Búp sen xanh, bác đưa cho tôi bảo mang về. Chiều hôm đó, tôi ngồi đọc Búp sen xanh. Đến hai, ba ngày sau vẫn say mê đọc. Hết tuần, tôi mang trả cuốn sách. Bác hỏi: Trong sách có bài thơ nào không?. Tôi đọc ngay bài thơ nhỏ trong cuốn sách cho bác nghe. Thế là ngay lập tức, tôi được trao một tấm bìa có tên mình, thậm chí, được mượn sách mang về nhà thường xuyên. Sau này gặp mẹ tôi, bác Hải cứ tấm tắc khen mãi trí nhớ của tôi. Bác không nghĩ rằng, với đứa trẻ, trong đầu còn chưa chật chội lắm những gì đã nhớ thì việc nhớ một bài thơ nhỏ chẳng đáng kể gì! Nhưng những lời khen của bác cũng khiến tôi thầm tự hào và bỗng trở nên tự tin lên rất nhiều - đã nhúc nhắc dám viết, dám nói, dám chia sẻ những gì mình nghĩ Tôi không còn nhớ thư viện nhỏ ngày ấy tồn tại đến bao giờ. Chỉ nhớ, sau này, khi tôi lên lớp ba, chúng tôi rất hay đến nhà bác Hải ở khu tập thể ở Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội để nghe bác đàn, tập hát và tập kể chuyện. Tôi còn nhớ được một bài hát bác từng đàn cho chúng tôi hát theo là bài Reo vang bình minh Tiếng đàn măng-đô-lin trong trẻo, róc rách như nước chảy buổi sớm từ trên núi cao qua những con suối nhỏ, đưa trí tưởng tượng con trẻ đi rất xa ------------------------------------------------------- 1.Kỉ niệm được kể lại trong bài là kỉ niệm gì?. 2.Câu chuyện được kể ở ngôi thứ mấy?Tác dụng. 3.Những kỉ niệm ấy tác động như thế nào đến suy nghĩ,tình cảm của người kể. 4.Người kể có mong ước và cảm nghĩ gì?. AI LÀM ĐƯỢC MÌNH SẼ CHO 5 SAO!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Lời giải 1 :

`#` 郁金香

C1.

+ Kỉ niệm về bác Hải - thủ thư của trường tác giả và thư viện nhỏ đầy kỉ niệm đáng nhớ .

C2.

- Câu chuyện được kể ở ngôi thứ nhất ( người kể xưng tôi )

Tác dụng :

- Làm cho những câu văn trở nên sinh động và gần gũi hơn với người đọc

- Hòa mình vào câu chuyện để kể cho người nghe thêm phần lí thú và hấp dẫn người đọc, nghe hơn.

C3.

- Những kỉ niệm ấy đã tác động đến tác giả một tình cảm kính trọng với bác Hải.Suy nghĩ trân trọng với bác thủ thư, và đặc biệt bác là người hiểu được tầm giá trị quan trọng của sách nên muốn được quảng bá với những người học sinh nên được nhiều người yêu quý đặc biệt là tác giả.

C4.

- Chắc hẳn người kể mong ước được nói lời cảm ơn đối với bác Hải, người mà khiến người kể tự hào .

Lời giải 2 :

Câu 1: Chủ đề của tác phẩm: kể về bác thủ thư thời thơ ấu của nhân vật “tôi”. Từ đó ca ngợi nhũng con người bình dị nhưng luôn biết cống hiến.

Câu 2: Câu chuyện kể theo điểm nhìn bên trong (điểm nhìn của nhân vật).

Ưu thế: tác giả đóng vai thành các nhân vật trong truyện, đưa ra quan điểm, phán xét của mình về mỗi sự việc trong truyện qua những câu cảm thán, những lời bàn tán, bình phẩm. 

→ Làm nổi bật lên góc nhìn đa chiều, đa dạng bởi đan xen những cung bậc cảm xúc khác nhau của những người trong cuộc và giúp người đọc hiểu hơn về tuyến tính của mỗi nhân vật. 

Câu 3: Có nhân vật “tôi” và bác Hải - người thủ thư. Bác Hải là một người nhân hậu, yêu thích âm , giỏi chơi đàn và đặc biệt yêu sách. Bác hiểu được tầm quan trọng và giá trị của việc đọc sách nên luôn muốn truyền bá văn hóa đọc và tri thức đến cho mọi người (mở thư viện).

Câu 4: Những lời khen của bác thủ thư có tác động khiến nhân vật tôi thầm tự hào và bỗng trở nên tự tin lên rất nhiều - đã nhúc nhắc dám viết, dám nói, dám chia sẻ những gì mình .

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK