Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (ý thức trách nhiệm với cộng...
Câu hỏi :

Thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi (ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh).Mong đừng chép

Lời giải 1 :

`#Yu2910`.

Hiện tượng học sinh không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trên đường, vào các giờ cao điểm đã không còn là hiện tượng hiếm gặp, nó đã trở nên phổ biến gây nhức nhối trong đời hàng ngày.Ngay tại cổng các trường học vào thời điểm tan học, hình ảnh một số học sinh đi xe đạp điện nghênh ngang từ cổng trường phóng ra nhưng không đội mũ bảo hiểm. Các bạn coi việc đội mũ bảo hiểm chính một “ cực hình” vì nó “vướng”, nó “ nặng đầu” , nó khiến các bạn không có cơ hội khoe: “ một khuôn mặt đẹp”; “ một mái tóc thời trang” kiểu cách vừa được chuốt keo hay cắt tỉa theo “mốt” để thu hút sự chú ý. Hay chỉ để mọi người biết đến khuôn mặt người được sở hữu “ bộ trang thời trang lịch lãm”.... họ sẵn sàng tìm đủ thứ lí đánh đổi cả sự an toàn cho tính mạng của chính mình chỉ vì “ muốn thể hiện sự sành điệu của mình.

Vậy vì sao lại có thực trạng trên? Có thể là do gia đình chưa nghiêm khắc trong việc uốn nắn, giáo dục hành vi của trẻ khi tham gia giao thông. Nhà trường còn chưa sát sao, triệt để trong việc xử lí việc vi phạm của học sinh, chưa tuyên truyền thường xuyên, kịp thời những kiến thức của việc cần phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện. Do sự giám sát của lực lượng giao thông, gia đình và nhà trường còn chưa chặt chẽ trong việc phối kết hợp xử lí vi phạm của trẻ: Con vi phạm, bố mẹ đến xin “bỏ qua vì cháu là học sinh, thiếu hiểu biết”; nhà trường chỉ khuyến cáo mà chưa răn đe.… Cơ quan pháp luật chưa mạnh tay trong việc xử lí những trường hợp học sinh vi phạm để làm gương cho học sinh khác. Do họ không có ý thức tôn trọng quy định của pháp luật và xã hội, xem thường tính mạng của mình và người khác. Dù nhà nước đã tích cực tuyên truyền, đồng thời cũng có những biện pháp để xử lí sai phạm song xã hội vẫn chưa thật sự nghiêm khắc đối với những người có hành vi không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông. Song “ Tiên trách kỉ, hậu trách nhân”, nguyên nhân chính là do bản thân của các bạn: Thích thể hiện bản thân, muốn trở thành “tâm điểm” của sự chú ý. Thích thể hiện mình khác người. Thiếu hiểu biết về, không có kiến thức về Luật Giao thông đường bộ vì nghĩ xe đạp điện là phương tiện thô sơ giống như xe đạp truyền thống. Coi thường tính mạng bản thân và sự an toàn của người khác. Do lối sống buông thả, xem thường pháp luật, thích làm nổi mình một cách hợm hĩnh, khác thường, ngại đội mũ, sợ làm hỏng tóc, chiếc mũ cồng kềnh, nặng nề, thường gây nóng và ngứa đầu,….

Hậu quả của việc thiếu ý thức về tuân thủ luật lệ giao thông đội nón bảo hiểm thật nghiêm trọng và đáng sợ: Gây hỏng hóc phương tiện, thân thể bị thương tích. Nhẹ là xây sát, nặng có thể gẫy chân, gẫy tay, nặng có thể chấn thương sọ não, tử vong... Gây tác động tiêu cực đến mọi mặt của đời sống xã hội khi tạo ra hiệu ứng dây chuyền “ họ đi được, mình cũng đi được…..” Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nêu gương xấu đối với xã hội. Hành vi bất chấp pháp luật này sẽ khiến nhiều người bắt chước, gây bất mãn trong xã hội nếu không bị nghiêm trị. Không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông làm mất đi vẻ đẹp văn hóa giao thông, làm tăng tỉ lệ tai nạn, gây mất ổn định trật tự an toàn giao thông.

Vậy chúng ta cần: Nhận thức được hiện tượng đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm là vi phạm pháp luậtThấy được đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm là “ đùa giỡn” với sự an toàn của bản thân. Hiểu được đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm hành vi tham gia thiếu văn hoá, sẽ phải trả giá đắt bằng chính tính mạng, tương lai của bản thân… Có ý thức tìm hiểu, nắm chắc kiến thức về Luật giao thông. Có thái độ nghiêm túc, tôn trọng văn hoá an toàn giao thông: không lạng lách, đua xe, đánh võng… Luôn đội mũ bão hiểm đúng qui định khi đi xe đạp điện tham gia giao thông. Tuyên truyền cho mọi người kiến thức để đảm bảo An toàn giao thông, luôn ghi nhớ “ ATGT chính là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà.” Gia đình, nhà  trường và  xã hội cùng vào cuộc uốn nắn suy nghĩ, hành vi của trẻ khi tham gia giao thông bằng việc đưa kiến thức về Luật ATGT qua những bài học, tiết học, cuộc thi tìm hiểu cho học trò… Góp phần xây dựng một xã hội văn minh, phát triển, tiến bộ…

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK