Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Viết bài văn phân tích bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến( Theo 6 cầu đầu và 2 cấu cuối...
Câu hỏi :

Viết bài văn phân tích bài thơ Thu Điếu của Nguyễn Khuyến( Theo 6 cầu đầu và 2 cấu cuối )

Lời giải 1 :

Đáp án:

Nhắc đến mùa thu, thường gợi cho ta nghĩ đến vẻ đẹp dịu dàng, êm ả mà bàng bạc một nỗi sầu khắc khoải, mà man mác một nỗi niềm tha thiết. Bởi vậy, thu đi vào những trang thơ của người nghệ sĩ vừa đẹp cảnh lại vừa đẹp tình. Trong kho tàng văn thơ trung đại Việt Nam, đã nhắc đến mùa thu thì không thể không kể đến chùm thơ thu của “ông hoàng mùa thu” – Nguyễn Khuyến. Qua bức tranh “Thu điếu” (Câu cá mùa thu) , cùng đến với cái tình của Nguyễn- một bầu tâm sự nói mấy cũng không vơi, nhìn vào đâu cũng thấy thơ, cũng có thể bắt vào thơ. Điều này được thể hiện rất rõ qua hai câu thơ cuối bài.

Hai câu thơ "Tựa gối ôm cần, lâu chẳng được/Cá đâu đớp động dưới chân bèo" được trích trong bài thơ "Câu cá mùa thu" của nhà thơ Nguyễn Khuyến.

Thật vậy, hai câu thơ đã gợi lên hình ảnh của người câu cá cùng với những suy tư trong tâm tưởng của nhà thơ. Nếu như những câu thơ trên mới chỉ có cảnh vật thì đến hai câu thơ dưới, con người đã xuất hiện.

Hình tượng "Tựa gối ôm cần" cho thấy một tâm thế bó gối bất động, trầm tư, mặc tưởng, có phần nhàn nhã. Đặc sắc nhất có lẽ ở cách dùng từ "cá đâu". Lời hỏi như vậy không chỉ tạo nên được sự mơ màng của tác giả về không gian câu cá mà còn gợi ra được sự mờ ảo, yên tĩnh, buồn thương của không gian mùa thu tĩnh lặng. Nhà thơ cũng giật mình vì tiếng cá đớp động ấy. Và cái giật mình ấy dường như là sự khẳng định cho việc tâm tưởng của nhà thơ đang hoàn toàn hòa vào không gian xung quanh, chứ chẳng phải là việc câu được nhiều cá hay không.

Có lẽ, nhà thơ câu cá là để tìm được sự bình an và thư thái trong tâm hồn, để tận hưởng toàn bộ đường nét, nét đẹp, màu sắc của bức tranh thu toàn diện mà thôi. Ta thấy được, bức tranh thu đẹp mà buồn. Buồn vì quá vắng vẻ, yên tĩnh, hiu quạnh và cũng buồn vì tâm sự thế thái của kẻ sĩ thân nhàn hạ trước cảnh quốc gia suy vong lúc bấy giờ. Bên cạnh tâm thế bó gối bất động, ta cũng thấy được sự đời chợ lâu chẳng được của nhà thơ và rồi tiếng cá đớp động đưa nhà thơ trở về thực tại ấy.

Câu thơ cuối, với tiếng động duy nhất: tiếng cá đớp động. Phải chăng đó là âm thanh của cõi lòng người câu cá? Nguyễn Khuyến nói chuyện câu cá nhưng thực ra tác giả không chú ý vào việc câu cá. Nói câu cá nhưng thật ra là để đón nhận trời thu vào lòng, gửi gắm tâm sự. Cõi lòng tĩnh lặng để cảm nhận độ trong veo của nước, cảm nhận cái hơi gợn của sóng, cảm nhận độ rơi khẽ của lá. Đặc biệt cõi lòng tĩnh lặng được gợi lên sâu sắc từ một tiếng động nhỏ: tiếng cá đớp mồi. Đó là sự tĩnh lặng tuyệt đối của tâm cảnh, cõi lòng của thi nhân cũng tĩnh lặng, trong trẻo như làng quê Việt trong tiết thu.

nè bn

Giải thích các bước giải:

 

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK