Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài...
Câu hỏi :

Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại, trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. Câu 1: Em hãy cho biết bài thơ Qua Đèo Ngangđược viết theo thể thơ nào? A. Lục bát B. Thất ngôn tứ tuyệt C. Thất ngôn bát cú D. Tự do Câu 2:Bố cục của bài thơ Qua Đèo Ngang gồm mấy phần? A. Gồm 2 phần: Đề, kết. B. Gồm 4 phần: Khai, thừa, chuyển, hợp. C. Gồm 4 phần: Đề, thực, luận, kết. D. Không có bố cục cụ thể. Câu 3:Những từ tượng hình có trong bài là: A. Lom khom, lác đác. B. Lom khom, lác đác, quốc quốc, gia gia. C. Quốc quốc, gia gia. D. Không có từ nào. Câu 4:Hai câu thơ Lom khom dưới núi, tiều vài chú/ Lác đác bên sông, chợ mấy nhà sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? A. Điệp ngữ và đảo ngữ B. Đối và điệp ngữ C. Đối và đảo ngữ D. Đảo ngữ và so sánh Câu 5:Cách ngắt nhịp của bài thơ? A. 3/4 B. 4/3 C. 2/2/3 D. 3/2/2 Câu 6: Nội dung chính bài thơ Qua Đèo Ngang thể hiện là gì? A. Khung cảnh trên Đèo Ngang. B. Lòng yêu nước, thương nhà của tác giả. C. Sự heo hút, cô quạnh của canh tượng Đèo Ngang. D. Khung cảnh thiên nhiên trên Đèo Ngang và nỗi lòng của tác giả. Câu 7:Bài thơ Qua Đèo Ngang khắc họa khung cảnh thiên nhiên như thế nào? A. Cảnh thiên nhiên về chiều tối ảm đạm, thê lương. B. Cảnh thiên nhiên về chiều tối heo hút, hoang sơ. C. Cảnh thiên nhiên buổi ban ngày hùng tráng, bi ai. D. Cảnh thiên nhiên về chiều tối u buồn, tĩnh lặng Câu 8: Nhân vật trữ tình trong bài thơ có tâm trạng như thế nào? A. Cô đơn, buồn vì nhớ nước, thương nhà. B. Mệt mỏi vì phải chèo đèo. C. Buồn sầu vì không gian heo hút, không thấy bóng người. D. Cô đơn giữa thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn. Câu 9: Bài thơ viết về chủ đề gì Câu 10: Cảnh đèo ngang đc miêu tả vào thời điểm nào ? Thời điểm đó có hiệu quả nghệ thuật gì

Lời giải 1 :

Câu `1C` : Thất ngôn bát cú

Câu `2C` : Đề - Thực - Luận - Kết

Câu `3A` : Lom khom , lác đác

Câu `4B` : Đối và điệp ngữ 

Câu `5B` : 4/3

Câu `6D` : Khung cảnh thiên nhiên trên Đèo Ngang và nỗi lòng của tác giả

Câu `7D` : Cảnh thiên nhiên về chiều tối u buồn, tĩnh lặng

Câu `8A` : Cô đơn, buồn vì nhớ nước, thương nhà

Câu `9`

`-` Bài thơ viết về chủ đề : Tình yêu thương quê hương , đất nước.

Câu `10`

`-` Cảnh Đèo Ngang được miêu tả từ lúc chiều tà.

`-` Thời điểm này thường gợi nỗi buồn , nhất là đối với những người xa xứ thì thời điểm chiều tà thường gợi nỗi nhớ quê hương , người thân.

Lời giải 2 :

Câu 1:

Thể thơ : thất ngôn bát cú đường luật 

Chọn C

Câu 2:

Bố cục $4$ phần : đề- thực-luận -kết

Chọn C

Câu 3:

Từ tượng hình : Lom khom, lác đác.

Chọn A

Câu 4:

BPTT : đảo ngữ và liệt kê

Chọn A

Câu 5:

Cách ngắt nhịp $4/3$

Chọn B

Câu 6:

Nội dung : sự tiếc nuối của tác giả khi phải rời xa quê hương  và nỗi lòng nhớ nước thương nhà của tác giả .

Chọn B

Câu 7:

Khung cảnh đèo Ngang khi chiều tà : hoang sơ; heo hút và ảm đạm

Chọn B

Câu 8:

Tâm trạng: Cô đơn, buồn vì nhớ nước, thương nhà.

Chọn A

Câu 9:

Chủ đề: Tình yêu quê hương đất nước

Câu 10:

Cảnh đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm chiều tà .Người xưa có câu ''Cảnh buồn người có vui đâu bao giờ'', cảnh đèo Ngang vốn đã rộng lớn nhưng lại hoang vu, vắng vẻ kết hợp với màn tím chiều tà càng nhuốm đậm sắc lòng đau xót. Từ đó giúp khắc sâu sự đau sót  của tác giả.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK