Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 *Bài tập 1: Tìm các thành phần khởi ngữ, thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi...
Câu hỏi :

Giúp với mn oi Ét o ét

image

*Bài tập 1: Tìm các thành phần khởi ngữ, thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú trong các trường hợp sau: a) A

Lời giải 1 :

Đáp án:

$a)$ Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.

(Nguyễn Thành Long)

$→$ Thành phần phụ chú: rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân; và cũng rất tự nhiên.

$b)$ Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời.
(Thanh Hải)

$→$ Thành phần gọi $-$ đáp: ơi.

$c)$ Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về.
(Hữu Thỉnh)

$→$ Thành phần tình thái: hình như.

$d)$ Mà Ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.
(Kim Lân)

$→$ Thành phần khởi ngữ: (mà) ông.

$e)$ Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không?
(Nguyễn Huy Tưởng)
$→$ Thành phần cảm thán: chết nỗi.

$f)$ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?
(Thé Lu)

$→$ Thành phần cảm thán: than ôi!

$g)$ Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn tôi, tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai nắm gì ấy trái tim tôi.
(Nguyễn Quang Sáng)

$→$ Thành phần khởi ngữ: còn tôi.

$----------------------------$

* Giải thích:

$-$ Thành phần tình thái dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với những sự việc được nói đến trong câu. Thành phần tình thái này có công dụng dùng để đánh giá sự vật , sự việc của người nói, người viết về nội dung được nói đến ở trong câu

$-$ Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (vui, buồn, mừng, giận, …). Thành phần cảm thán trong câu có thể tách thành câu riêng ( câu đặc biệt )

$-$ Thành phần gọi - đáp là thành phần gọi đáp dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp để qua đó thể hiện được thái độ của người nói, người viết với người nghe, người đọc.

$-$ Thành phần phụ chú đây là thành phần được dùng để chú thích bổ sung thông tin một số chi tiết cho nội dung chính của câu và có công dụng bổ sung chi tiết cho nội dung chính của câu nêu thái độ , tâm trạng, ...kèm theo lời nói của nhân vật hoặc có thể là nêu xuất xứ của lời nói, văn bản.

$-$ Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nếu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với, còn, với,...

$@nguyendiepphuong59391$

Lời giải 2 :

a, Thành phần phụ chú: rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân; và cũng rất tự nhiên.

b,  Thành phần gọi - đáp: Ơi

c, Thành phần tình thái: Hình như

d, Khởi ngữ: Mà ông

e,  Thành phần cảm thán: Chết nỗi

f, Thành phần cảm thán: Than ôi

g, Khởi ngữ: còn tôi

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK