Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 dàn ý chi tiết thuyết minh về hiện tượng thiên nhiên núi lửa câu hỏi 6473480
Câu hỏi :

dàn ý chi tiết thuyết minh về hiện tượng thiên nhiên núi lửa

Lời giải 1 :

I. Mở bài:

- Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng.

Núi lửa là một trong những hiện tượng tự nhiên thú vị, hấp dẫn trên Trái Đất. Núi lửa có nhiều tác động đến cuộc sống của con người, thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, những người yêu thích các hiện tượng tự nhiên.

II. Thân bài

1. Khái niệm

Núi lửa là một dạng núi có miệng ở đỉnh, theo thời gian, các chất khoáng trong lòng đất nóng chảy với nhiệt độ và áp suất lớn sẽ bị phun ra ngoài. Hiện tượng núi lửa phun trào là một hiện tượng tự nhiên xảy ra ở nơi vẫn còn hoạt động địa chấn, các vỏ thạch quyển di chuyển trên lớp chất khoáng nóng chảy. Trong quá trình núi lửa phun trào, khí ga nóng và các chất thể rắn khác cũng bị hất tung lên không trung. Những chất được phun trào ra từ miệng núi lửa sẽ rơi xuống, tràn trên sườn núi và chân núi, hình thành một ngọn núi hình nón. Hiện nay, trên thế giới, Indonesia, Nhật Bản và Mỹ là ba nước có nhiều núi lửa còn hoạt động nhất.

2. Phân loại

  Núi lửa được phân loại dựa vào các tiêu chí về hình dáng và dạng thức hoạt động. Dựa vào hình dáng, người ta phân ra 2 loại là núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên. Dựa vào dạng thức hoạt động, người ta chia núi lửa thành 3 loại: núi lửa thức, núi lửa ngủ, núi lửa chết. Núi lửa hoạt động là những ngọn núi lửa có thể phun trào bất cứ lúc nào, núi lửa không hoạt động là những ngọn núi lửa chỉ còn duy trì hoạt động tối thiểu và núi lửa đã tắt là ngọn núi lửa cuối cùng phun trào, có niên đại hơn 25.000 năm.

3. Nguyên nhân phun trào

 Vậy vì sao những ngọn núi lửa lại phun trào? Đó là do bình thường nhiệt độ bên dưới bề mặt Trái Đất rất nóng, càng xuống sâu trong lòng Trái Đất, nhiệt độ càng tăng lên cao, thậm chí lên đến 6000 độ C, có thể làm tan chảy hầu hết các loại đá cứng. Khi đá được đun nóng và tan chảy, chúng giãn nở ra, do đó cần nhiều không gian hơn, hình thành các dòng mắc ma. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma cao hơn áp lực tạo bởi lớp đá bên trên, dòng mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi và tạo thành núi lửa.

4. Tác động

 Hiện tượng núi lửa phun trào mang lại cả lợi ích và tác hại. Ở những nơi có núi lửa phun trào sẽ mang lại nguồn năng lượng địa nhiệt, tạo ra các mỏ khoáng sản phong phú và giúp cho đất đai tơi xốp, màu mỡ. Đồng thời, hiện tượng tự nhiên hấp dẫn này cũng có sức thu hút rất lớn với những người yêu thích du lịch mạo hiểm và khám phá thiên nhiên, góp phần phát triển hoạt động du lịch. Tuy thế, núi lửa mang đến những tác hại không nhỏ đối với con người. Với những dòng dung nham nóng chảy ở nhiệt độ cao, tốc độ nhanh; núi lửa phun trào có thể gây hủy diệt hoàn toàn các vật thể sống xung quanh miệng núi lửa; làm hư hại các công trình giao thông, thủy lợi... mà con người xây dựng. Đối với môi trường tự nhiên, núi lửa gây ra hiện tượng cháy rừng, thảm họa sóng thần… làm biến đổi hoàn toàn môi trường sinh thái, suy giảm tài nguyên sinh học của các vùng bị ảnh hưởng, tác động xấu đến khí hậu và tầng ozon.

5. Biện pháp phòng tránh 

Để có thể hạn chế tối đa những tác hại của núi lửa và khai thác được lợi ích từ hiện tượng thiên nhiên này thì những vùng có nguy cơ xảy ra núi lửa cần có sự chuẩn bị và kế hoạch ứng phó chu đáo. Cần có sự đầu tư thích đáng cho các hoạt động nghiên cứu và dự đoán chu kì hoạt động của núi lửa; đồng thời xây dựng hệ thống cảnh báo và di dời ngay dân cư khi có biểu hiện hoạt động của núi lửa.

III. Kết bài

- Khái quát lại và đưa ra nhận xét, liên hệ

Núi lửa là một hiện tượng tự nhiên đặc biệt và có ảnh hưởng đến cuộc sống của con người. Việc tìm hiểu và nghiên cứu về núi lửa cho chúng ta hiểu thêm về các hiện tượng tự nhiên, về cuộc sống xung quanh mình; giúp chúng ta có thể tận dụng lợi ích và giảm thiểu rủi ro do núi lửa mang lại.

Lời giải 2 :

Mở bài :-Núi lửa là hiện tượng tự nhiên được con người khá quan tâm là núi lửa hay còn được gọi là hiện tượng núi lửa phun trào.

Thân bài : -Hiện tượng này đã có trong tự nhiên từ rất lâu.

                   +Hiện nay, núi lửa không còn xảy ra thường xuyên trên Trái Đất, mà chỉ tập trung ở một số khu vực nhất định.

                   +Núi lửa thực chất là một vết nứt gãy trên lớp vỏ của Trái Đất với hình dáng như một quả núi rỗng ruột và có phần ngọn núi như cái miệng của hố sâu.

                     +Núi lửa có thể đứng một mình hoặc nằm liền kề nhau tạo thành dãy núi lửa.

                     -Nguyên nhân hình thành núi lửa do lớp vỏ bề mặt của Trái Đất bị chia thành bảy mảng kiến tạo lớn và cứng rắn, nổi trên lớp phủ phía dưới rất nóng và mềm hơn.

                   +Điều đó khiến cho những ngọn núi lửa xuất hiện ở ranh giới giữa các mảng kiến tạo.

                   +Và khoảng trống trong thân núi lửa chính là khoảng hở giữa các mảng kiến tạo nằm sát nhau.

                     +Hầu hết các núi lửa sẽ nằm ở dưới mặt biển, chỉ có số ít nổi lên trên.

                      -Việc phân loại núi lửa có thể dựa vào các tiêu chí khác nhau.

                       +Dựa vào hình dáng, thì sẽ gồm núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên.

                      +Dựa vào dạng thức hoạt động, thì sẽ gồm núi lửa thức, núi lửa đang ngủ, núi lửa chết.

  Kết bài: -Gắn với núi lửa là hiện tượng núi lửa phun trào. Bản chất của núi lửa là các khe hở giữa các mảng kiến tạo. Dưới các mảng kiến tạo này là một lớp phủ rất nóng, càng vào sâu thì lại càng nóng hơn, thậm chí lên đến 6000 độ C.

                  +Dưới nhiệt độ đó, đất đá trong lòng núi lửa luôn bị nóng chảy rồi nở ra, khiến cho ngọn núi đẩy cao lên và tạo ra một luồng áp lực rất lớn. Chúng tạo ra trong lòng núi lửa một lò magma với dung nham, tro núi lửa và khí nóng, cùng áp lực khổng lồ.

                 +Áp suất bên trong núi lửa và áp lực từ lớp đất đá phía trên bề mặt trái đất bị mất cân bằng thì sự “ngủ” của núi lửa sẽ dừng lại. Bởi lò magma trong núi lửa được giải phóng. Từ miệng núi lửa, dòng dung nham cùng tro núi lửa và khí nóng phun trào ra ngoài.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK