Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ...
Câu hỏi :

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy,... Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đấy nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới... Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là phương thức nào? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Nghị luận Câu 2. Văn bản trên được kể theo lời của ai? A. Lời của hạt lúa thứ nhất C. Lời của người kể chuyện B. Lời của hạt lúa thứ hai D. Lời kể của hai cây lúa Câu 3. Chi tiết chính trong văn bản trên là chi tiết nào? A. Người nông dân C. Hai cây lúa B. Cánh đồng D. Chất dinh dưỡng Câu 4. Vì sao hạt lúa thứ hai lại ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất? A. Vì nó muốn được ra đồng cùng ông chủ. B. Vì nó biết chỉ khi được gieo xuống đất, nó mới được bắt đầu một cuộc sống mới C.Vì nó không thích ở mãi trong kho lúa D. Vì khi được gieo xuống đất nó sẽ nhận được nước và ánh sáng. Câu 5. Xác định thành phần trạng ngữ trong câu: Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. A. Thời gian trôi qua C. bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng B. hạt lúa thứ nhất bị héo khô D. bị héo khô nơi góc nhà Câu 6. Từ sung sướng trong văn bản trên thuộc loại từ nào? A. Từ ghép đẳng lập C. Từ láy B. Từ ghép chính phụ D. Từ láy toàn bộ Câu 7. Xác định biện pháp tu từ trong câu: Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. A. So sánh C. Ẩn dụ B. Nhân hóa D. Hoán dụ Câu 8. Từ hình ảnh hạt lúa thứ nhất bị héo khô, tác giả muốn phê phán điều gì? A. Sự hèn nhác, ích kỉ không dám đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn trốn tránh trong sự an toàn vô nghĩa B. Sự ích kỉ chỉ nghĩ đến lợi ích cho bản thân mình. C. Sự vô cảm không quan tâm đến người khác. D. Hiếu thắng, khinh thường người khác. Câu 9.Chỉ ra và nêu tác dụng của bptt trong câu : Hạt thứ nhất nhủ thầm:Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ Câu 10. Bài học mà em tâm đắc nhất là gì

Lời giải 1 :

Câu `1A` : Tự sự 

Câu `2D` : Lời kể của hai cây lúa

Câu `3C` : Hai cây lúa 

Câu `4B` : Vì nó biết chỉ khi được gieo xuống đất, nó mới được bắt đầu một cuộc sống mới

Câu `5A` : Thời gian trôi qua

Câu `6C` : Từ láy

Câu `7C` : Ẩn dụ

Câu `8A` : Sự hèn nhác, ích kỉ không dám đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn trốn

Câu `9`

`-` BPTT : Nhân Hoá

`-` Tác dụng : Làm cho thế giới loài vật trở nên sinh động hấp dẫn , gần gũi với con người . Khiến cho hình ảnh hạt lúa giống với bản chất của con người ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân mình.

Câu `10` 

Bài Làm

Sau khi đọc văn bản trên em rút ra được bài học vô cùng sâu sắc đó là con người phải biết hi sinh và cống hiến , không được sống ích kỉ chỉ nghĩ cho bản thân mình . Vì nếu như trong cuộc sống chúng ta sống ích kỉ không biết nghĩ cho người khác thì chúng ta sẽ bị cô lập sẽ bị mọi người coi thường và sẽ không giúp ích được cho xã hội . Nếu chúng ta biết sống vì người khác thì mình sẽ được người khác tôn trọng , yêu quý và sẽ thành công trong tương lai.

Lời giải 2 :

Câu 1. A. Tự sự

- Giải thích: Có thể dựa vào nhan đề của văn bản: có "Câu chuyện", có nghĩa là kể lại một sự việc nào đó

Câu 2. C. Lời của người kể chuyện

- Giải thích: Người kể chuyện không phải là hai hạt lúa mà đứng bên ngoài, quan sát toàn bộ diễn biến câu chuyện

Câu 3. C. Hai cây lúa

Câu 4. B. Vì nó biết chỉ khi được gieo xuống đất, nó mới được bắt đầu một cuộc sống mới

- Giải thích: đọc kĩ chi tiết: "Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới."

Câu 5. A. Thời gian trôi qua

- Giải thích: phân tích cấu tạo ngữ pháp: 

+ TN: Thời gian trôi qua ( chỉ thời gian)

+ CN: hạt lúa thứ nhất

+ VN: bị héo

Câu 6. C. Từ láy

Câu 7. B. Nhân hóa

- Giải thích: sự vật là "hạt lúa" nhưng lại có trạng thái như con người: "sung sướng"

Câu 8. A. Sự hèn nhác, ích kỉ không dám đương đầu với khó khăn, thử thách, luôn trốn tránh trong sự an toàn vô nghĩa

Câu 9.

- Biện pháp tu từ: nhân hóa ( hạt lúa có những suy nghĩ như con người)

`->` Tác dụng: 

+ giúp câu văn thêm sinh động, hấp dẫn, thu hút người đọc

+ cho thấy sự ích kỉ, không dám vượt qua vùng an toàn của hạt lúa thứ nhất

+ thể hiện thái độ phê phán của tác giả về lối sống ích kỉ

Câu 10.

- Bài học em tâm đắc nhất: Nên sống bứt phá, dám đương đầu với khó khăn, thử thách. Bởi, sống an toàn quá cũng không tốt. Sống an toàn, ta sẽ không được trải nghiệm những bài học, kinh nghiệm mới mẻ của cuộc sống, tự mình làm cho cuộc đời trở nên một màu, tẻ nhạt. Ngược lại, nếu sống dám vượt qua giới hạn của chính mình, bản thân sẽ học được nhiều điều mới mẻ, từ đó trưởng thành hơn, cảm thấy cuộc sống thật nhiều màu sắc và ý nghĩa.

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK