Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Câu hỏi 6 Từ "tính" trong trường hợp nào dưới đây đồng âm với từ "tính" trong câu sau? Trong...
Câu hỏi :

Câu hỏi 6 Từ "tính" trong trường hợp nào dưới đây đồng âm với từ "tính" trong câu sau? Trong lớp, Hồng Nhung là bạn học sinh có cá tính mạnh mẽ. A. tính nết B. phép tính C. tính khí D. bản tính Câu hỏi 7 Câu nào dưới đây có từ "cắt" được dùng với nghĩa gốc? A. Loa phường thông báo lịch cắt điện luân phiên ở xã em. B. Đoạn đường sắt cắt ngang tuyến phố rất nguy hiểm. C. Chúng ta cần cắt giảm những khoản chi không cần thiết. D. Chiều nay, bố dẫn em đi cắt tóc ở nhà bác Bình. Câu hỏi 8 Đoạn thơ nào của nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng miêu tả cảnh vật vào mùa xuân? A. Mây xanh vờn khắp trời Én tung niềm mơ ước Lộc biếc bén môi cười Xuân xanh màu đất nước. B. Ve đã ngưng tiếng hát Phượng kết trái đầy cành Sen cũng vừa tra hạt Lá phai dần sắc xanh. C. Chiều nay bạn gió Mang nồm về đây Ôi mới đẹp thay! Phượng hồng mở mắt. D. Gió, mưa đông lạnh lắm Ùa trên khắp nẻo đường Từ góc phố thân thương Đến làng quê yêu dấu. Câu hỏi 9 Từ nào có thể thay thế cho từ "động viên" trong câu dưới đây? Cô giáo động viên cả lớp cùng nhau cố gắng trong đợt thi cuối học kì sắp tới. A. hoan nghênh B. khen ngợi C. nỗ lực D. khích lệ Câu hỏi 10 Điền "ng" hoặc "ngh" vào chỗ trống: iêm túc ược xuôi

Lời giải 1 :

`6. B`. phép tính

`->` "cá tính" và "phép tính" là hai từ đồng âm, không đồng nghĩa

`7. D`. Chiều nay, bố dẫn em đi cắt tóc ở nhà bác Bình.

`->` "cắt" theo nghĩa gốc là dùng một vật sắc nhọn để tác dụng lên vật

`8. A`. 

`->` Đáp án `B, C` và `D` chỉ đặc điểm của mùa hạ, thu và đông

`9. D`. khích lệ

`->` "động viên" và "khích lệ" đều chỉ hành động làm cho tinh thần của người khác trở nên hăng hái, phấn khởi

`10`. 

`-` nghiêm túc

`-` ngược xuôi

Lời giải 2 :

Đáp án+Giải thích các bước giải:

Câu hỏi $\text{6}$:

Từ "tính" trong trường hợp nào dưới đây đồng âm với từ "tính" trong câu sau? Trong lớp, Hồng Nhung là bạn học sinh có cá tính mạnh mẽ.

$\text{A.}$ tính nết

$\text{B.}$ phép tính

$\text{C.}$ tính khí

$\text{D.}$ bản tính

Đáp án: $\text{B.}$ Phép tính

- Từ đồng âm là hiện tượng chuyển nghĩa của từ làm cho các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau Trong câu trên

- cá tính: những đặc trưng tâm lí của cá nhân, bao gồm tính cách, sở thích, v.v.

- phép tính: quá trình toán học đi từ một hay nhiều số hoặc biểu thức chữ thay cho số suy ra những số khác, theo một quy tắc nào đó.

Câu hỏi $\text{7}$:

Câu nào dưới đây có từ "cắt" được dùng với nghĩa gốc?

$\text{A.}$ Loa phường thông báo lịch cắt điện luân phiên ở xã em.

$\text{B.}$ Đoạn đường sắt cắt ngang tuyến phố rất nguy hiểm.

$\text{C.}$ Chúng ta cần cắt giảm những khoản chi không cần thiết.

$\text{D.}$ Chiều nay, bố dẫn em đi cắt tóc ở nhà bác Bình.

Đáp án: $\text{D.}$ Chiều nay, bố dẫn em đi cắt tóc ở nhà bác Bình.

-> "cắt" theo nghĩa gốc là dùng một vật sắc nhọn để tác dụng lên vật.

Câu hỏi $\text{8}$:

Đoạn thơ nào của nhà thơ Nguyễn Lãm Thắng miêu tả cảnh vật vào mùa xuân?

$\text{A.}$

Mây xanh vờn khắp trời

Én tung niềm mơ ước

Lộc biếc bén môi cười

Xuân xanh màu đất nước.

$\text{B.}$

Ve đã ngưng tiếng hát

Phượng kết trái đầy cành

Sen cũng vừa tra hạt

Lá phai dần sắc xanh.

$\text{C.}$

Chiều nay bạn gió

Mang nồm về đây

Ôi mới đẹp thay!

Phượng hồng mở mắt.

$\text{D.}$

Gió, mưa đông lạnh lắm

Ùa trên khắp nẻo đường

Từ góc phố thân thương

Đến làng quê yêu dấu.

Đáp án:

$\text{A.}$

Mây xanh vờn khắp trời

Én tung niềm mơ ước

Lộc biếc bén môi cười

Xuân xanh màu đất nước.

− Đoạn thơ trên miêu tả về mùa xuân. Nó tạo ra hình ảnh của mây xanh vờn khắp trời, én tung niềm mơ ước, lộc biếc bén môi cười và xuân xanh màu đất nước. Tất cả những hình ảnh này thường được liên kết với mùa xuân, khi thiên nhiên trở nên tươi mới và đầy sức sống.

Câu hỏi $\text{9}$:

Từ nào có thể thay thế cho từ "động viên" trong câu dưới đây? Cô giáo động viên cả lớp cùng nhau cố gắng trong đợt thi cuối học kì sắp tới.

$\text{A.}$ hoan nghênh

$\text{B}$. khen ngợi

$\text{C}$. nỗ lực

$\text{D.}$ khích lệ

Đáp án: $\text{D.}$ khích lệ

→ "động viên" và "khích lệ" đều chỉ hành động làm cho tinh thần của người khác trở nên hăng hái, phấn khởi.

Câu hỏi $\text{10}$:

Điền "ng" hoặc "ngh" vào chỗ trống:

- nghiêm túc

- ngược xuôi

 

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK