Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Giúp em câu 3 và câu 4 với ạ, mai hạn nộp rùi ạ. Em cảm ơn rất nhìu(De gom...
Câu hỏi :

Giúp em câu 3 và câu 4 với ạ, mai hạn nộp rùi ạ. Em cảm ơn rất nhìu

image

Giúp em câu 3 và câu 4 với ạ, mai hạn nộp rùi ạ. Em cảm ơn rất nhìu(De gom 01 Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, Vẻ no

Lời giải 1 :

`@`𝓐𝓷𝓱

Câu 1 :

`→` Trả lời : Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm "Kiều ở lầu Ngưng Bích" của nhà thơ Nguyễn Du

Câu 2 :

`→` Trả lời : 

`+` Bức tranh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích qua cái nhìn đầy tâm trạng của Thúy Kiều .

`+` Nội dung của bài thơ trên chính là nỗi buồn của nhân vật trữ tình ( Kiều ) mà cảm hứng chủ đạo của đoạn thơ lại là tình thương yêu đối với thân phận con người trong xã hội cũ và sự căm giận những sức mạnh bạo tàn vùi dập sự sống . Cảm hứng chủ đạo ấy bắt nguồn từ tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả .

Câu 3 :

`→` Trả lời : Biện pháp tu từ được sử dụng ở 8 khổ cuối là : Điệp ngữ .

`@` Chỉ ra :

`+` Lặp lại từ "Buồn trông..." ở các câu Lục ( Câu 6 tiếng ) .

⇒ Tác dụng :

`+` Nhấn mạnh được nỗi buồn của Kiều , trước những cảnh vật gợi nhớ về quê hương Kiều cảm thấy nhớ nhung tha thiết , nỗi cơ đơn và nỗi buồn của Kiều đã làm cho cảnh vật trầm xuống .

`+` Những bức tranh thiên nhiên bên trên đều được tái hiện trong trạng thái tĩnh thì khép lại bài thơ , bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong trạng thái động .

Câu 4 :

`→` Trả lời :

`+` Thơ lục bát ( một thể loại văn học có cách sắp xếp logic, được sử dụng nhiều trong văn học trung đại ) 

`+` Nghệ thuật miêu tả nội tâm đặc sắc với bút pháp tả cảnh ngụ tình tinh tế kết hợp cùng ngôn ngữ độc đáo . 

`+` Cùng với đó là các biện pháp tu từ quen thuộc ( ẩn dụ , nhân hóa , ... ) và biện pháp tu từ điệp ngữ .

⇒ Tác dụng : Gợi cho người đọc thấy trạng buồn đau , cô đơn hiu quạnh trước khung cảnh thiên nhiên cùng bao nỗi nhớ ùa về trong lòng Kiều khi ở lầu Ngưng Bích .

Lời giải 2 :

Câu 3.

- Một biện pháp tu từ trong 8 câu cuối: câu hỏi tu từ (Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?; Hoa trôi man mác biết là về đâu ?)

`->` Tác dụng:

+ tăng giá trị gợi hình, gợi cảm

+ gợi thân phận con người nhỏ bé, mỏng manh, vô định giữa dòng đời, không biết đi đâu về đâu

+ thể hiện tâm trạng buồn bã, cô đơn của Thúy Kiều khi nghĩ về thân phận của chính mình

Câu 4.

- Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng một biện pháp nghệ thuật đặc sắc của văn học trung đại, biện pháp nghệ thuật đó là: tả cảnh ngụ tình (mượn hình ảnh thiên nhiên, cảnh vật để bộc lộ cảm xúc con người)

`@` non xa, tấm trăng gần, bốn bề bát ngát xa trông, cát vàng, cồn nọ, bụi hồng dặm kia,... -> Tả cảnh: gợi không gian rộng lớn, rợn ngợp nhưng vắng lắng, không một bóng người. Tả tình: gợi tâm trạng trống trải, cô đơn của Kiều

`@` "Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?"

+ tả cảnh: gợi hình ảnh những con thuyền qua lại nơi đây rất ít, chỉ thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện

+ tả tình: nỗi nhớ, khao khát được trở về quê hương để gặp lại cha mẹ, người yêu của Thúy Kiều

....

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn khoa học nghiên cứu ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại. Đây là môn học giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư tưởng. Việc đọc và viết trong môn Ngữ văn không chỉ là kỹ năng, mà còn là nghệ thuật. Hãy để ngôn từ của bạn bay cao và khám phá thế giới văn chương!

Nguồn :

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK