Câu 1:
a.
Kết quả:
- Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ.
- Chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập ở Anh.
Ý nghĩa:
- Mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển nhanh chóng.
Tính chất:
- Cách mạng Anh mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
- Tuy nhiên, đây là cuộc cách mạng không triệt để, do: không xóa bỏ tận gốc chế độ phong kiến (vẫn duy trì ngôi vua và thế lực của quý tộc mới,…); chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân.
b.
Sản xuất:
- Làm thay đổi căn bản quá trình sản xuất, nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển, tạo ra nguồn của cải dồi dào cho xã hội.
- Bộ mặt của các nước tư bản thay đổi với nhiều khu công nghiệp lớn và thành phố đông dân mọc lên,...
- Chuyển xã hội loài người từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp.
Xã hội:
- Hình thành hai giai cấp cơ bản của xã hội tư bản, đó là tư sản và vô sản.
- Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng sâu sắc.
Câu2:
Nét chính:
- Do Đông Nam Á có vị trí địa lí quan trọng, lại giàu tài nguyên khoáng sản nên sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước tư bản phương Tây.
- Ở In-đô-nê-xi-a:
Thế kỉ XVI, Bồ Đào Nha chiếm một số đảo ở phía đông. Sau đó, thực dân Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh cũng xâm nhập vào In-đô-nê-xi-a.
Giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm nước này.
- Ở Mã Lai và Miến Điện:
Từ nửa sau thế kỉ XVI, thực dân Anh, Hà Lan, Pháp tranh chấp ảnh hưởng tại Mã Lai và Miến Điện.
- Ở Đông Dương:
Từ thế kỉ XVI, các nước thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh, Pháp tìm mọi cách tranh giành phạm vi ảnh hưởng tại ba nước Đông Dương.
Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành việc xâm chiếm các nước Đông Dương.
Ở Xiêm:
Thế kỉ XVI, thương nhân châu Âu đã xâm nhập vào Xiêm.
Giữa thế kỉ XIX, sau khi hoàn thành xâm chiếm một phần Mã Lai và Miến Điện, thực dân Anh bắt đầu xâm nhập vào Xiêm.
Câu3:
-Nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam - Bắc triều:
Năm 1527, nhà Mạc được thành lập, nhưng một bộ phận quan lại trung thành với nhà Lê lại ra sức chống đối, nhằm khôi phục lại vương triều Lê.
Năm 1533, ở vùng Thanh Hóa, nhiều cựu thần của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) lấy danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc" đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, thiết lập lại vương triều, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều (của nhà Mạc ở phía bắc).
-> Từ năm 1533 - 1592, xung đột Nam - Bắc triều xảy ra, chiến trường chính là vùng Thanh Hóa - Nghệ An.
- Hệ quả của xung đột Nam - Bắc triều:
Đất nước bị chia cắt trong một thời gian dài (từ năm 1533 đến năm 1592 là khoảng thời gian diễn ra xung đột. Tuy nhiên, năm 1592, sau khi rút khỏi Thăng Long, nhà Mạc chạy lên Cao Bằng và tiếp tục chiếm cứ, xây dựng lực lượng của mình tại vùng đất này. Phải đến năm 1677, chính quyền Lê - Trịnh mới có thể tiêu diệt được hoàn toàn tàn dư của nhà Mạc).
Làng mạc bị tàn phá; sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ; trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
Đời sống nhân dân khốn cùng vì: nạn đói, bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình li tán.
- Nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn:
Năm 1545, Nguyễn Kim qua đời, hai con trai của ông (là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng) còn nhỏ tuổi, nên vua Lê trao toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm. Từ đây, mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn dần bộc lộ và ngày càng gay gắt.
Năm 1558, Nguyễn Hoàng, được cử vào trấn thủ vùng Thuận Hóa. Kể từ đó, họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam.
Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, đã tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh.
-> Đến năm 1627, xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ và kéo dài đến năm 1672 mới chấm dứt.
- Hệ quả của cuộc xung đột Trịnh - Nguyễn:
Đất nước bị chia cắt đàng trong và đàng ngoài.
Gây ra nhiều đau thương và thổn thất cho nhân dân, tổn hại đến sự phát triển chung của quốc gia-dân tộc.
Dài vc nhưng làm cho bạn r đây nhé!!!!
Chúc thi may mắn
#hoangnam3405
Câu 1.
a)
- Ý nghĩa: mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở Anh phát triển nhanh chóng.
- Tính chất:
+ Cách mạng Anh mang tính chất của một cuộc cách mạng tư sản.
b)Tác động quan trọng của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất:
•Nhiều trung tâm công nghiệp mới, thành thị đông dân xuất hiện.
•Máy móc làm thay đổi căn bản quá trình sản xuất
-nâng cao năng suất lao động
-tạo nguồn của cải dồi dào
-nâng cao đời sống vật chất& tinh thần
Câu 2.(hình)
Câu 3.
Hậu quả của cuộc xung đột Nam-Bắc Triều (1533-1592)
- Đất nước bị chia cắt trong một thời gian dài (từ năm 1533 đến năm 1992— khoảng thời gian diễn ra xung đột).
- Làng mạc bị tàn phá; sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ; trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
- Đời sống nhân dân khốn cùng vì nạn đói, bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình li tán.
Xung đột Trịnh - Nguyễn :hậu quả
– Chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới.
– Làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội.→Suy yếu ,ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia Đại Việt.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2024 Giai BT SGK