Trang chủ Địa Lý Lớp 9 Trình bày những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp năng lượng ( liên hệ Nam Đông,...
Câu hỏi :

Trình bày những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp năng lượng ( liên hệ Nam Đông, Huế)

Lời giải 1 :

Nam Đông là một huyện miền núi của tỉnh Thừa Thiên Huế cách thành phố Huế khoảng 50 km về phía Tây Nam, được tái lập vào tháng 10 năm 1990 với tổng diện tự nhiên 647,78 km2, chiếm 12,87% diện tích tự nhiên toàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Toàn huyện có 09 xã và 01 thị trấn; trong đó có 06 xã là đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 70%, chủ yếu là dân tộc Cơ tu và một số ít các dân tộc khác như Tà ôi, Pa cô, Pa hy, Vân kiều... Huyện Nam Đông có vị trí tiếp giáp với quốc lộ 1A và nằm trên tuyến đường cao tốc, thuận lợi trong giao lưu kinh tế với các thành phố lớn ở vùng Duyên hải miền Trung. Nam Đông là huyện có những tài nguyên thiên nhiên và giá trị văn hóa độc đáo, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch như: các thác nước tự nhiên đẹp như thác Phướn, thác Mơ, thác Trượt, thác Kazang, lễ hội truyền thống và di sản văn hóa đặc sắc của các dân tộc... Trên địa bàn huyện có một số loại khoáng sản phi kim loại gồm: đá vôi, đá granit, đá pirit... với trữ lượng tương đối lớn; trữ lượng đá vôi vào khoảng 500 triệu m3.

 

Để khai thác những thuận lợi cũng như tiềm năng sẵn có cấp ủy, chính quyền thường xuyên nắm chắc tình hình, chủ động dự báo, bám sát sự chỉ đạo của cấp trên. Đồng thời, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất cao trong Đảng bộ. Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, kỷ cương, kỷ luật của Đảng. Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị, phẩm chất, năng lực, phát huy vai trò trách nhiệm của người đứng đầu, nhất là phải thực sự gương mẫu, năng động sáng tạo, sâu sát cơ sở, có tính quyết đoán cao, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. Tạo sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động trong Đảng bộ, sự đồng thuận trong quần chúng nhân dân. Luôn quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển toàn diện từ trong lãnh đạo, chỉ đạo đến khâu tổ chức thực hiện; trong tất cả các cấp, các ngành, các lĩnh vực; trong từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Vận dụng sáng tạo chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách Nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa phương.  

 Bên canh những thuận lợi thì Nam Đông gặp phải không ít khó khăn. Khó khăn về trình độ, kỹ năng của lao động trên địa bàn tương đối thấp. Bên cạnh đó, phong tục tập quán cũng là một trở ngại lớn của địa phương. Để giải quyết khó khăn trên Nam Đông thực hiện các cơ chế, chính sách về phát triển, quản lý, khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. Đổi mới công tác quản lý, sử dụng, đánh giá và đào tạo nguồn nhân lực; xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, gắn với kết quả hoạt động công vụ và hiệu suất làm việc. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo hướng nâng cao năng lực thực thi nhiệm vụ công việc. Phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng và sử dụng có hiệu quả nhân tài; thực hiện tốt chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác giáo dục nghề nghiệp, tập trung các nguồn lực cho giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức triển khai các hoạt động gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, thị trường lao động, việc làm và an sinh xã hội. Thực hiện có hiệu quả các chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đào tạo tại chỗ trong doanh nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo và quản lý giáo dục nghề nghiệp. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền và nhân dân về bảo vệ tài nguyên nước, khoảng sản, đất đai, bảo vệ rừng và bảo vệ môi trường. Song song Huyện đẩy mạnh cải cách hành chính; đẩy mạnh việc công khai, minh bạch hóa thông tin cho doanh nghiệp… Công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn. Giải quyết những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện đầu tư trên địa bàn. Trong thời gian qua, huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và đầu tư như thành lập Trung tâm Hành chính công, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã. Nâng cao chất lượng hoạt động trên các lĩnh vực cải cách hành chính; tăng cường cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ cho công tác cải cách hành chính.

Bên cạnh đó, các giải pháp về minh bạch hóa thông tin, đặc biệt là về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, các dự án đầu tư phát triển sản xuất, cơ sở hạ tầng được công khai trên trang thông tin điện tử của huyện qua hệ thống mạng chính quyền điện tử, loa truyền thanh cơ sở. Hằng năm, tổ chức các đợt tiếp xúc doanh nghiệp. Huyện lập trang thông tin điện tử về DDCI của huyện nhằm tăng tính tương tác giữa chính quyền và doanh nghiệp, nhà đầu tư. Huyện cũng quyết liệt chỉ đạo hoạt động của các cơ quan thuộc chính quyền địa phương theo quan điểm thống nhất “Chính quyền tận tâm – Doanh nghiệp tận lực”; tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đề cao trách nhiệm người đứng đầu chính quyền địa phương. Trong công tác điều hành và giải quyết thủ tục hành chính được triển khai theo hướng khai thác, sử dụng hiệu quả công nghệ thông tin để phấn đấu giảm tối đa chi phí, thời gian cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân. " Với sự quyết tâm và những giải pháp rất căn cơ, chúng tôi tin tưởng rằng môi trường đầu tư, kinh doanh của huyện Nam Đông sẽ ngày càng khởi sắc và đạt được mục tiêu giữ vững xếp hạng DDCI trong năm 2021, khẳng định Nam Đông là điểm đến tin cậy của các nhà đầu tư, ông Trần Quốc Phụng Chủ tịch UBND Nam Đông nhấn mạnh” .

Trong thời gian tởi Nam Đông phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng tái cơ cấu, hình thành vùng sản xuất tập trung; kết hợp xây dựng nông thôn mới với từng bước đô thị hóa nông thôn. Đẩy mạnh sản xuất hàng hóa và dịch vụ nông nghiệp. Tập trung xây dựng các chuỗi giá trị sản phẩm nông sản đặc sản Nam Đông. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn. Chú trọng chế biến nông lâm sản, duy trì và nâng chất lượng chế biến mủ cao su; đẩy mạnh chế biến gỗ gắn liền với trồng rừng gỗ lớn làm nguyên liệu; phát triển nghề mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, chế biến thực phẩm từ nguồn nguyên liệu của địa phương. Tiếp tục thúc đẩy, tạo điều kiện để mở rộng ngành may công nghiệp, mở rộng liên kết may gia công theo hướng làng nghề. Thúc đẩy các dự án khai thác, sản xuất đá ốp lát, vật liệu xây dựng. Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng các Cụm công nghiệp Hương Hòa, Hương Phú để kêu gọi các doanh nghiệp tiềm năng đầu tư. Thực hiện tốt các chính sách khuyến công, hỗ trợ hạ tầng, chính sách thuê đất. Phát triển nhanh và đa dạng các ngành dịch vụ, du lịch, thương mại.  Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào tất cả các lĩnh vực sản xuất và đời sống.   Phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã và trang trại lớn mạnh. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng thuận lợi, công bằng, an toàn, thân thiện và tự do sáng tạo cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, thúc đẩy quá trình đô thị hóa. Tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, chú trọng xây dựng mới các tuyến ở thị trấn Khe Tre, đầu tư đường đến các khu du lịch theo quy hoạch. Xây dựng hạ tầng khu dân cư mới và công viên cây xanh ven sông Tả Trạch. Tiếp tục nâng cấp lưới điện đảm bảo an toàn, đủ nguồn điện phục vụ nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đầu tư hạ tầng đồng bộ ở các cụm công nghiệp, khu thương mại. Nâng cấp mạng lưới cấp nước trên địa bàn huyện, gắn với xử lý ô nhiễm môi trường.

 Thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn huyện Nam Đông đoàn kết, trách nhiệm, quyết tâm, nỗ lực cao để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XVI đề ra và xây dựng huyện Nam Đông phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội bền vững, tiến tới đạt chuẩn nông thôn mới.

Lời giải 2 :

`@` Ngành công nghiệp năng lượng là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế, đóng vai trò cung cấp năng lượng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của con người. Để phát triển ngành công nghiệp năng lượng, cần có những điều kiện thuận lợi sau:

`-`Về nguồn lực:

`-` Nguồn tài nguyên năng lượng: Việt Nam có tiềm năng lớn về nguồn tài nguyên năng lượng, bao gồm:

`+` Than đá: Việt Nam có trữ lượng than đá lớn, đứng thứ 10 trên thế giới.

`+`Dầu khí: Việt Nam có trữ lượng dầu khí lớn, đứng thứ 20 trên thế giới.

`+`Thủy điện: Việt Nam có tiềm năng thủy điện lớn, đứng thứ 29 trên thế giới.

`+`Năng lượng tái tạo: Việt Nam có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo, bao gồm năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng sinh khối,...

`+`Nguồn nhân lực: Việt Nam có lực lượng lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong khai thác và sản xuất năng lượng.

`-`Về chính sách:

`-`Chính sách phát triển năng lượng: Nhà nước có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp năng lượng, như:

`+`Chính sách về đầu tư, tài chính.

`+`Chính sách về khoa học công nghệ.

`+`Chính sách về môi trường.

`+`Chính sách hội nhập quốc tế: Việt Nam tích cực hội nhập quốc tế trong lĩnh vực năng lượng, tạo điều kiện cho tiếp thu công nghệ mới, thu hút đầu tư nước ngoài.

Bạn có biết?

Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK