Đáp án và giải thích
Câu 1. Một số đặc điểm chính của CMTS Pháp:
+ Lực lượng lãnh đạo: giai cấp tư sản
+ Hình thức: nội chiến và chiến tranh bảo vệ tổ quốc
_Cách mạng tư sản Pháp được đánh giá là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại vì nó đã thực hiện triệt để những nhiệm vụ của một của cách mạng tư sản, đó là lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, xóa bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Câu 2.Tác động của cách mạng công nghiệp đối với sản xuất và xã hội:
− Về sản xuất:
°Nhiều trung tâm công nghiệp mới, thành thị đông dân xuất hiện.
°Máy móc làm thay đổi căn bản quá trình sản xuất
-nâng cao năng suất lao động
-tạo nguồn của cải dồi dào
-nâng cao đời sống vật chất& tinh thần
− Về xã hội: Đưa tới sự ra đời của 2 giai cấp cơ bản trong xã hội tư bản: tư sản công nghiệp và vô sản công nghiệp.
Câu 3. Nhận xét gì về chính sách đô hộ của thực dân phương tây đối với các nước Đông Nam Á:
+ Trong quá trình cai trị các nước Đông Nam Á, thực dân phương Tây đã tiến hành những chính sách cai trị thâm độc và toàn diện ở tất cả các lĩnh vực, từ: chính trị đến kinh tế, văn hóa, xã hội,…
+ Sự thống trị của thực dân phương Tây đã dẫn đến những chuyển biến lớn ở các nước trong khu vực Đông Nam Á; đồng thời khiến mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân thuộc địa với chính quyền thực dân ngày càng sâu sắc. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến sự bùng nổ của hàng loạt các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở các nước Đông Nam Á.
Câu 4. Có ý kiến cho rằng các nước tư sản phương tây xâm chiếm Đông Nam Á là để giúp đỡ các nước này thoát khỏi nghèo nàn , lạc hậu . Em có không đồng ý. Vì:
+ Mục đích của các nước phương Tây khi xâm nhập, xâm lược Đông Nam Á là nhằm: vơ vét tài nguyên, bóc lột nhân công, độc chiếm thị trường tiêu thụ.
+ Trong quá trình cai trị, chính quyền thực dân đã thiết lập nền thống trị cứng rắn, tăng cường các hoạt động khủng bố, đàn áp nhân dân Đông Nam Á; đồng thời thực hiện chính sách “ngu dân”, cổ súy cho các hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội,… nhằm làm suy yếu nòi giống, phai mờ và tiến tới xóa bỏ ý chí đấu tranh; kìm hãm sự phát triển của nhân dân thuộc địa.
+ Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đã để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng, kéo lùi sự phát triển của các dân tộc Đông Nam Á.
Câu 5. Nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam-Bắc triều:
–Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy yếu,tình hình đất nước rơi vào bất ổn. 1527,Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc (gọi là Bắc triều).
-Nhiều cựu thần nhà Lê không chấp nhận nhà Mạc. 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa đưa con vua Lê lên ngôi, gọi là Nam Triều.
Nguyên nhân bùng nổ xung đột Trịnh- Nguyễn.
+ Năm 1545, Nguyễn Kim qua đời, con rể Trịnh Kiểm nắm toàn bộ binh quyền. Mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh- Nguyễn ngày càng gay gắt.
+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ vùng Thuận Hóa để tìm cách xây dựng sự nghiệp. Sau Nguyễn Hoàng mất, Nguyễn Phúc Nguyên tiếp tục củng cố địa vị, cắt đứt quan hệ lệ thuộc với họ Trịnh.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2024 Giai BT SGK