Trang chủ KHTN Lớp 6 Câu 2: a) Lực là gì? Lấy ví dụ? b) Lực tiếp xúc là gì? Lực không tiếp xúc là...
Câu hỏi :

Câu 2: a) Lực là gì? Lấy ví dụ? b) Lực tiếp xúc là gì? Lực không tiếp xúc là gì? Lấy ví dụ? c) Biểu diễn lực sau: + Lực kéo của người mẹ tác dụng lên xe đẩy có độ lớn 50N, chiều từ trái sang phải, tỉ xích 1cm ứng với 10N. + Lực hút của trái đất tác dụng lên bạn Dũng, biết Dũng nặng 45kg. Tỉ xích tự chọ

Lời giải 1 :

Câu 2:

a) Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác.

Ví dụ: An và Bình đang cùng tác dụng lực để di chuyển cái tủ. An kéo tủ về bên trái, ta nói An đang tác dụng lực kéo lên tủ. Bình đẩy tủ về bên trái (phía An), ta nói Bình đang tác dụng lực đẩy lên tủ.

b) - Những lực xuất hiện giữa hai vật khi chúng tiếp xúc với nhau được gọi là lực tiếp xúc.

- Những lực xuất hiện giữa hai vật khi chúng không tiếp xúc nhau được gọi là lực không tiếp xúc.

Ví dụ:

- Lực người thợ dùng búa đập vào thanh thép nung nóng. Lực tiếp xúc trong trường hợp này được gọi là lực va chạm.

- Lực nam châm hút một số vật bằng sắt.

Lời giải 2 :

Câu 2 :

a )

 - Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực. Lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác.

Ví dụ: An và Bình đang cùng tác dụng lực để di chuyển cái tủ. An kéo tủ về bên trái, ta nói An đang tác dụng lực kéo lên tủ. Bình đẩy tủ về bên trái (phía An), ta nói Bình đang tác dụng lực đẩy lên tủ.

b )

 Lực tiếp xúc là :

- Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng lực. Hay những lực xuất hiện giữa hai vật khi chúng tiếp xúc nhau được gọi là lực tiếp xúc.

- Ví dụ:

+ Tay người tiếp xúc với quả bóng và tác dụng vào nó một lực làm nó bị biến dạng. Lực xuất hiện ở đây gọi là lực tiếp xúc.

+ Lực của tay để mở cửa, lực chân cầu thủ đá vào quả bóng, lực đẩy xe lên dốc, …

 Lực không tiếp xúc là :

- Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

- Ví dụ:

 - Lực mà nam châm hút viên bi sắt,…

 - Khi đưa cực bắc của nam châm này lại gần cực nam của nam châm khác, chúng ta sẽ cảm nhận có lực hút tác dụng lên hai tay mình, mặc dù hai nam châm không chạm vào nhau.

Bạn có biết?

Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!

Nguồn :

timviec365.vn

Tâm sự lớp 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, chúng ta được sống lại những kỷ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới. Hãy tận dụng cơ hội này để làm quen và hòa nhập thật tốt!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK