Nêu những đặc điểm nổi bật về phạm vi lãnh thổ của việt nam
- Vị trí bán đảo, vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương.
- Nằm trên các tuyến đường giao thông hàng hải, đường bộ, đường hàng không quốc tế quan trọng.
- Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động của thế giới.
Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất và toàn vẹn, bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời.
*Vùng đất:
- Gồm: đất liền
- các hải đảo, diện tích 331.212 km2.
- Biên giới: Đường biên giới dài khoảng 4600 km, trong đó: Phía Bắc giáp Trung Quốc (1400 km) Phía Tây giáp Lào 2100 km, Capuchia > 1100 km.
- Đường bờ biển: 3260 km (Móng Cái – Hà Tiên), 28 tỉnh giáp biển
*Vùng biển:
- Diện tích khoảng 1 triệu km2 .
- Có nhiều đảo và quần đảo, trong đó có hai quần đảo lớn là QĐ. Hoàng Sa và QĐ. Trường Sa.
- Gồm 5 bộ phận:
+ Nội thủy: Được xem như một bộ phận lãnh thổ trên đất liền.
+ Lãnh hải: Ranh giới lãnh hải là đường biên giới quốc gia trên biển.
+ Tiếp giáp lãnh hải: Có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về môi trường….
+ Vùng đặc quyền kinh tế: Có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế.
+ Thềm lục địa: Có chủ quyền hoàn toàn về thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lí các tài nguyên.
*Vùng trời: Là khoảng không gian bao trùm lên trên lãnh thổ. Trên đất liền là các đường biên giới. Trên biển là ranh giới bên ngoài của lãnh hải và không gian các đảo.
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2024 Giai BT SGK