Trang chủ Địa Lý Lớp 8 B2 as trinh bay gió mùa của VN, của V bị chứng minh được sự phân hóa đa dạng B3...
Câu hỏi :

giúp em với làm ơn huhu

image

B2 as trinh bay gió mùa của VN, của V bị chứng minh được sự phân hóa đa dạng B3 Nêu 1 số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên khoáng san

Lời giải 1 :

c2

a) đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa :

Mưa tập trung theo mùa và gió mùa:

+ Mùa mưa: tháng 5 - 10; có gió mùa hạ mát, gây mưa.

+ Mùa khô: tháng 11 - 4 (năm sau); có gió mùa đông lạnh khô.

+ Thời tiết diễn biến thất thường

+ Nhịp điệu mùa ảnh hưởng đến cảnh vật thiên nhiên và đời sống con người.

+ Thảm thực vật đa dạng

+ Động vật phong phú.

+ Là nơi trồng cây công nghiệp và lương thực.

b) Sự phân hóa đa dạng của khí hậu Việt Nam

-Khí hậu nước ta phân hoá theo không gian và thời gian 

+theo không gian:  Bắc vào Nam hình thành thành các miền khí hậu khác nhau

  Miền khí hậu phía bắc: từ dãy Bạch Mã mã trở ra Bắc, mùa đông lạnh khô;mùa hạ nóng ẩm mưa 

Miền khí hậu phía Nam từ dãy Bạch Mã mã trở vào Nam, có khí hậu cận xích đạo, với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt

+Phân  hóa  theo thời gian :một năm có 2 mùa phân hóa theo độ cao 

Phân hóa theo hướng sườn Đông Trường Sơn mùa mưa lệch về thu đông;miền khí hậu Biển Đông có khí hậu nhiệt đới Hải Dương

c3

một số nguyên nhân làm cạn kiệt các loại tài nguyên khoáng sản :

+ khai thác và sử dụng khoáng sản còn chưa hợp lý 

+ nhiều nơi công nghệ khai thác và lạc hậu

+ một số mỏ còn bị khai thác quá mức

+ sự quản lý về khai thác tài nguyên khoáng sản còn lỏng lẻo , yếu kém

+thăm dò đánh giá không chính xác về trữ lượng, hàm lượng, phân bố làm cho khai thác gặp khó khăn .

c4 : khi rừng bị con người chặt phá sẽ gây ra hiện tượng : xói mòn đất , sạt lở đất , đất trượt , lũ lụt,...

      Bảo vệ rừng có lợi ích :

+ Hạn chế xói mòn rửa trôi bề mặt đất, bảo vệ đất.

+ Chống trượt lở đất đá , lũ lụt

+ Điều hòa dòng chảy nước góp phần hạn chế lũ lụt

+ Bảo vệ nguồn nước ngầm.

+ Bảo vệ sự đa dạng của động vật , sinh vật

+ Rừng là lá phổi xanh có tác dụng điều hòa khí quyển, cân bằng hệ sinh thái.

 

Lời giải 2 :

Câu 2:

  1. a) Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:

*Tính chất nhiệt đới

- Tính chất nhiệt đới của khí hậu được thể hiện qua các yếu tố chính là: bức xạ mặt trời (tổng lượng bức xạ và cán cân bức xạ), nhiệt độ và số giờ nắng.

- Do ảnh hưởng của vị trí địa lí nên quanh năm nước ta nhận được lượng bức xạ mặt trời lớn, tổng lượng bức xạ lên tới 110 – 160 kcal/cm/năm, cán cân bức ха luôn dương và đạt trên 75 kcal/cm/năm trên phạm vi cả nước. Số giờ nắng dao động từ 1 400 giờ/năm đến 3 000 giờ/năm. Nhiệt độ trung bình năm của cả nước đều trên 20 °C (trừ các vùng núi cao) và tăng dần từ bắc vào nam.

* Tính chất ẩm: Tính chất ẩm được thể hiện qua lượng mưa, cân bằng ẩm và độ ẩm không khí.

- Nước ta có tổng lượng mưa năm rất lớn, phổ biến từ 1 500 mm đến 2 000 mm. Nhiều nơi do ảnh hưởng của địa hình đón gió ẩm, lượng mưa lên tới trên 3 000 mm như: Bắc Quang (tỉnh Hà Giang) 4776,5 mm; Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên Huế) 3 727,7 mm; …

- Cân bằng ẩm luôn dương. Độ ẩm không khí cao, thường trên 80 %.

* Tính chất gió mùa

- Do vị trí địa lí nằm trong khu vực hoạt động của Tín phong và gió mùa, tuy nhiên hoạt động của gió mùa thường lấn át Tín phong nên trong một năm nước ta có hai mùa gió chính là: gió mùa đông và gió mùa hạ.

- Gió mùa đông hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Gió thổi theo hướng đông bắc nên còn được gọi là gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Bắc tạo ra mùa đông lạnh ở miền Bắc nước ta; nửa đầu mùa đông lạnh khô, ít mưa; nửa sau mùa đông lạnh ẩm, có mưa phùn. Khi di chuyển xuống phía nam, gió mùa Đông Bắc bị suy yếu, gần như bị chặn lại ở dãy Bạch Mã. Từ Đà Nẵng trở vào nam, Tín phong bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế.

- Gió mùa hạ hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10. Gió thổi theo hướng tây nam là chủ yếu nên còn được gọi là gió mùa Tây Nam. Đầu mùa hạ, gió mùa Tây Nam gây mưa cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên, khối khí này vượt dãy Trường Sơn, gây ra hiện tượng khô nóng cho đồng bằng Trung Bộ và khu vực Nam Tây Bắc. Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ áp cao chí tuyến bán cầu Nam hoạt động mạnh, gây mưa lớn và kéo dài cho Nam Bộ và Tây Nguyên. Gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới gây mưa cho cả miền Bắc và miền Nam. Ở Bắc Bộ, gió mùa Đông Nam thổi mạnh vào mùa hạ. Đây cũng là thời kì có nhiều bão và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác như: tố, lốc,...

  1. b) Khí hậu Việt Nam phân hóa đa dạng: từ bắc vào nam, từ tây sang đông và phân hoá theo độ cao.

*Sự phân hoá khí hậu từ bắc vào nam và từ tây sang đông:

- Từ bắc vào nam, khí hậu nước ta được phân ra làm hai miền:

+ Miền khí hậu phía bắc: ở phía bắc dãy Bạch Mã; có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình năm trên 20 °C. Mùa đông lạnh, đầu mùa đông có thời tiết lạnh khô, cuối mùa đông có thời tiết lạnh ẩm. Mùa hạ nóng, mưa nhiều.

+ Miền khí hậu phía nam: ở phía nam dãy Bạch Mã; có khí hậu cận xích đạo gió mùa; nhiệt độ cao quanh năm, trung bình năm trên 25 °C; sự phân mùa thể hiện ở lượng mưa với sự tương phản sâu sắc giữa mùa mưa và mùa khô.

+ Riêng khu vực ven biển miền Trung, từ 11°B (Mũi Dinh) đến 18°B (dãy Hoành Sơn) có mùa mưa lệch vào thu đông.

- Từ tây sang đông, do ảnh hưởng của địa hình và hoạt động của các khối khí thịnh hành đã tạo ra sự khác biệt về khí hậu giữa vùng biển, thềm lục địa với vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi.

*Sự phân hoá khí hậu theo độ cao:

- Ở các khu vực địa hình núi, khí hậu còn thay đổi theo độ cao, tạo nên các đai khí hậu:

+ Đai nhiệt đới gió mùa: từ 0 m đến 600 – 700 m ở miền Bắc và từ 0 m đến 900 - 1 000 m ở miền Nam, khí hậu thể hiện rõ tính nhiệt đới ẩm.

+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi: từ ranh giới phía trên của đai nhiệt đới gió mùa đến khoảng 2 600 m; khí hậu mát mẻ, mưa nhiều.

+ Đai ôn đới gió mùa trên núi: từ độ cao 2 600 m trở lên; khí hậu mang tính chất ôn đới, nhiệt độ quanh năm không vượt quá 15 °C, mùa đông nhiệt độ xuống thấp, có thể có tuyết rơi.

Câu 3: Nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên khoáng sản Việt Nam:

- Việc khai thác và sử dụng khoáng sản còn chưa hợp lí, gây lãng phí, ảnh hưởng tới môi trường

và sự phát triển bền vững.

- Công nghệ khai thác và phương thức khai thác còn lạc hậu.

- Khoáng sản khai thác được xuất khẩu chủ yếu ở dạng thô, giá thành thấp.

Câu 4:

- Khi rừng bị chặt phá thì mùa lũ sẽ gây ra hiện tượng như: xói mòn đất, đất trượt, sạt lở, lũ lụt,…

- Bảo vệ rừng có ý nghĩa quan trọng:

+ Bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế lũ lụt vào mùa mưa lũ.

+ Bảo vệ môi trường sống, cảnh quan và sự đa dạng sinh vật.

+ Đảm bảo cân bằng sinh thái

 

Bạn có biết?

Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK