Trang chủ Khác Lớp 7 Em hãy nêu tóm tắt tiểu sử của Trấn Quốc công Bùi Tá Hán?Bùi Tá Hán đã có công lao...
Câu hỏi :

Em hãy nêu tóm tắt tiểu sử của Trấn Quốc công Bùi Tá Hán?Bùi Tá Hán đã có công lao gì ở vùng đất xứ Quảng?

Lời giải 1 :

Sau khi lấy lại đất Quảng Nam từ nhà Mạc, Bùi Tá Hán thực hiện nhiều chính sách hòa giải giữa các dân tộc và canh tân sản xuất.

Ở phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi, nhà thờ Bùi Tá Hán là nơi lưu giữ dấu tích về vị tiền hiền đã khai khẩn, vỗ yên miền đất Quảng xưa (từ Đà Nẵng đến Bắc Phú Yên ngày nay).

Không chỉ được nhiều đời vua ban tặng sắc phong, công đức của Trấn Quốc công - người có công giữ nước - còn được truyền tụng nhiều đời trong dân gian. Các công trình tín ngưỡng thờ "ông Trấn" trải dài từ Trung Trung Bộ đến miền Nam được cho là chốn tôn nghiêm và linh thiêng, nơi nhiều người dân đến thắp hương, chiêm bái.

Theo Phủ tập Quảng Nam ký sự của Mai Thị, Bùi Tá Hán quê ở Hoan Châu (Nghệ An), sinh năm Bính Thìn 1496, cuối niên hiệu Hồng Đức - 523 năm trước.

Tượng Trấn Quốc công Bùi Tá Hán do một nhà sư cùng thời khắc bằng gỗ. Ảnh: Phạm Linh.

Sau khi vua Lê Thánh Tông qua đời, quyền lực nhà Lê suy yếu, Mạc Đăng Dung phế truất Lê Cung Hoàng, lập ra nhà Mạc. Nhiều cựu thần nhà Lê không phục nên khởi binh. Dưới ngọn cờ Phù Lê - Diệt Mạc, các tướng lĩnh đã khôi phục nhà Lê và giành được vùng đất Thanh Hóa, Nghệ An. 

Năm 1545, dưới triều vua Lê Trang Tông, Bùi Tán Hán được phong làm Bắc quân Đô đốc với nhiệm vụ lấy lại thừa tuyên (đơn vị hành chính) Quảng Nam.

Việc chiếm lại đất Quảng Nam có ý nghĩa chiến lược, giúp căn cứ của nhà Lê thoát khỏi thế kẹp giữa hai vùng đất đang được nhà Mạc cai quản, đồng thời chặn mối đe dọa từ phía Nam.

Vì lính nhà Mạc và nhà Lê đều cùng dòng máu Việt, Bùi Tá Hán đã áp dụng triết lý "Công tâm vi thượng, Công thành vi hạ" (Đánh vào lòng người hơn là đánh vào thành lũy).

Mùa hè năm đó, Bắc quân Đô đốc dẫn quân từ cửa biển Hội Thống (cửa Hội, của sông Lam, Nghệ An) theo đường biển đi vào Nam, đến cù lao Ré (đảo Lý Sơn) thì nghỉ lại để tập trận.

Ông cho toán quân giả dân di cư, đổ bộ lên bờ tìm cách vào các đồn điền vận động quân binh bỏ nhà Mạc theo nhà Lê, toán khác làm nhiệm vụ liên lạc để nắm thông tin, vẽ sơ đồ tác chiến. Đồng thời, đô đốc cho hai dũng tướng giả dạng vào thành trấn Quảng Nam (đặt ở Quảng Ngãi) mai phục, chờ thời cơ hành động.

Chưa đầy nửa tháng sau, ông đã nắm tình hình được quân binh nhà Mạc ủng hộ. Đặc biệt, quan lại các huyện cũng tình nguyện dẫn đường. Thời cơ đến, ông bắt đầu đưa quân vào đất liền, chia làm nhiều mũi bao vây thành trấn.

Trấn thủ và quan Đốc quân Quảng Nam đã tự trói mình sau khi nghĩa quân bắn thư kêu gọi đầu hàng. Chiếm được thành trấn, ông cử các tướng chia làm hai hướng đến tiếp quản và vỗ an dân chúng ở Quảng Nam, Đà Nẵng và Bình Định. 

Tính cả thời gian hành quân, Bùi Tá Hán đã giành lại Quảng nam trong hơn hai tháng. Theo các tác giả sách Trấn Quốc công Bùi Tá Hán do Nhà xuất bản Thanh niên phát hành, Bắc quân Đô đốc đã vận dụng linh hoạt bốn mũi giáp công: tình báo, tuyên truyền, binh vận và bao vây lấy được Quảng Nam mà không để xảy ra đổ máu.

Người đứng đầu thừa tuyên Quảng Nam lúc ấy căn dặn các quan viên văn võ và biền binh phải ăn nói ôn nhu để thu phục nhân tâm, không được lớn tiếng hách dịch.

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở miền Tây Quảng Ngãi, vốn quen với tập tục du canh du cư, Bùi Tán Hán khuyến khích họ định canh, định cư, dạy người dân cày bừa, gieo cấy để làm ra nhiều lúa, thóc.

Tương tự như với người Chàm ở Trung Trung Bộ ngày nay, Bùi Tá Hán mở chợ để người dân miền xuôi và miền ngược buôn bán, khuyến khích người dân khai thác lâm, thổ sản. Đặc biệt, Trấn Quốc công không dùng hình phạt với người Thượng.

Tác giả Nguyễn Công Tấn trong Phủ Man tạp lục viết: "Thần truyền thánh kế, trong thời gian 200 năm người Kinh người Thượng ai ở vùng nấy, lo làm ăn sinh sống, không hề nghe đến chuyện phòng ngự, đánh dẹp người Thượng".

Lễ rước sắc phong vua ban nhân kỷ niệm 450 ngày mất ông Bùi Tá Hán. Ảnh: Bùi Tá Phúc.

Sau khi đất Quảng Nam yên bình, người dân Thanh Hóa, Nghệ An, Hải Dương... kéo nhau vào đây sinh sống. Ông đã chỉ đạo quan huyện và quân binh lo chỗ ở và trợ cấp lương thực ban đầu, đồng thời trích ruộng công cho họ canh tác.

Các chính sách canh tân sản xuất của ông gồm: dùng hai con trâu (bò) làm sức kéo cày ruộng, khuyến khích người dân tự khai khẩn ruộng và trồng giống lúa ngắn ngày...

Về văn hóa, ông chủ trương việc hôn nhân tang lễ phải tôn nghiêm nhưng tiết kiệm, tránh việc tụ tập ăn uống kéo dài làm hao sức, tốn của. Bùi Tá Hán nhấn mạnh đổi mới các tập tục lỗi thời song khuyến khích xây dựng đền chùa. Về giáo dục và y tế, các làng phải có thầy dạy chữ và lương y.

Bùi Tá Hán quan niệm: "Động vi binh, tĩnh vi dân" (Binh biến là lính, thời bình là dân). Đến năm 1556, ông đề nghị cho quân binh giải ngũ hàng loạt. Ai muốn ở lại thì cấp ruộng công, ai về quê thì cấp lương thực. Ruộng đất công do quân binh khai phá giao cho xã thôn sở tại quản lý, người dân canh tác, nhà nước thu tô. 

Về hạ tầng kỹ thuật, ông đã cho xây con đường thiên lý huyện Duyên Xuyên (Quảng Nam) đến huyện Tây Sơn (Bình Định), lắp bờ xe nước dẫn nước từ các sông lên tưới lúa.

Bùi Tá Hán mất năm 1568. Bia văn ở đền thờ ông có khắc câu: "Nhân mã bất tri hà xứ khứ / Huyết y trường dữ thử bị lưu" (Người, ngựa chẳng biết đi về nơi nào / Chỉ có áo bào thấm máu lưu lại lời bịa). Tương truyền, ông đã hiển thánh cùng con ngựa quý, chỉ để lại tấm áo bào có vết máu tươi.

Nhưng những gì mà ông để lại đã là bàn đạp vững chắc để người Việt tiếp tục mở cõi về phương Nam. Trong nghiên cứu Người Thượng cao nguyên Nam Đông Dương, bản tiếng Pháp, Bernad Bourotte nhận định: 

"Năm 1570, Nguyễn Hoàng, người sau này được lập ra nhà nước xứ Đàng Trong, vào làm Tổng trấn hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam đã tôn trọng và duy trì tổ chức của người tiền nhiệm Bùi Tá Hán..."

Trong quá trình di cư về phương Nam, người dân đã thờ ông ở nhiều đền, đình, miếu. Nơi xa nhất là đình Nam Chơn thờ Bắc quân Đô đốc Bùi Tá Hán (TP HCM). Ở đảo Phú Quý (Bình Thuận), người dân có tục thờ và viếng ông Trấn (Bùi Tá Hán) trước mỗi chuyến ra khơi.

Đặc biệt, ở di tích quốc gia Điện Trường Bà (huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi), ngoài thờ thánh mẫu Thiên Y A Na thì người dân còn thờ hai nhân thần trong đó có Bùi Tá Hán. Nơi này trở thành biểu tượng của sự hòa hợp giữa các dân tộc cùng cộng cư ở một vùng đất.

Nhà giáo ưu tú - Tiến sĩ Bùi Phụ Anh - Hiệu trưởng Đại học Tài chính Kế toán Quảng Ngãi, cháu đời thứ 14 của Trấn Quốc công Bùi Tá Hán giọng đầy tự hào khi nhắc về tổ tông. "Năm nào dòng họ Bùi cũng làm giỗ cho ông, rất đông con cháu ở nhiều tỉnh thành tụ về tưởng nhớ", ông Phụ Anh nói.

Nhưng công đức của Trấn Quốc công không chỉ được ghi tạc trong những thế h

Bạn có biết?

Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!

Nguồn :

timviec365.vn

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK