Về vấn đề chính trị xã hội:
Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc: Đây là một vấn đề nan giải của chủ nghĩa tư bản, dẫn đến bất ổn xã hội, xung đột giai cấp.
Tăng trưởng kinh tế không bền vững: Sự phát triển kinh tế dựa trên khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi đang dẫn đến những vấn đề môi trường nghiêm trọng.
Bất bình đẳng giới: Phụ nữ và trẻ em vẫn là đối tượng bị phân biệt đối xử trong nhiều lĩnh vực.
Về các cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu:
Khủng hoảng kinh tế: Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đã gây ra những tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới.
Khủng hoảng môi trường: Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường đang đe dọa sự tồn vong của nhân loại.
Khủng hoảng an ninh: Các cuộc xung đột vũ trang, khủng bố đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới.
- Cách mạng tư bản hiên đại đã, đang đối mặt với những vấn đề chính trị xã hội nan giản và những cuộc khủng hoảng mang tính toàn cầu là :
+ Chủ nghĩa tư bản ngày nay có sức sản xuất phát triển cao chưa từng có trong lịch sử hình thành và phát triển của nó. Chủ nghĩa tư bản có ưu thế trong việc sử dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư để phát triển kinh tế. Các nước tư bản phát triển luôn đi đầu trong các lĩnh vực công nghiệp mới, tạo nên cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với internet kết nối vạn vật, rô-bốt cao cấp, công nghệ in 3D, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, công nghệ nano, khoa học về vật liệu tiên tiến,... Các nước tư bản phát triển (G7) trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, khoa học - công nghệ của thế giới, có quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất thế giới.
+ Chủ nghĩa tư bản có bề dày kinh nghiệm và phương pháp quản lí, có cơ sở pháp chế kiện toàn và cơ chế vận hành xã hội tương đối hoàn chỉnh.
+ Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế đã và sẽ tạo ra cho các nước tư bản những nguồn lực bên ngoài quan trọng để phát triển kinh tế. Với việc tổ chức và điều hành các công cụ kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế, các nước tư bản phát triển ngày càng chi phối nhiều mặt của quá trình toàn cầu hoá, đồng thời biết khai thác lợi thế này một cách hiệu quả.
- Chủ nghĩa tư bản hiện đại đang phải đối mặt với nhiều thách thức:
+ Thứ nhất, chủ nghĩa tư bản đang phải đối mặt và khó có thể giải quyết được những cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính mang tính toàn cầu.
+ Thứ hai, chủ nghĩa tư bản đã và đang phải đối mặt và không thể giải quyết được những vấn đề chính trị, xã hội nan giải.
+ Thứ ba, chủ nghĩa tư bản không có khả năng giải quyết triệt để mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. Sự chênh lệch giàu nghèo làm sâu sắc thêm tình trạng bất bình đẳng trong xã hội.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!
Copyright © 2024 Giai BT SGK