Trang chủ Khác Lớp 8 1 .kể tên những kiến trúc tiêu biểu thế kỉ X đến thế kỉ XV , phân biệt kiến trúc...
Câu hỏi :

1 .kể tên những kiến trúc tiêu biểu thế kỉ X đến thế kỉ XV , phân biệt kiến trúc ảnh hưởng đến đạo phật , đâu là kiến trúc ảnh hưởng đến nho giáo ? nói lên hiểu biết của em về kiến trúc đó ? 2 . phân loại những công trình điêu khắc , phật giáo , nho giáo , nét độc đáo trong nghệ thuật điêu khắc là gì ? giải hộ tui điiiiiii

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Quá trình phát triển nền kiến trúc cổ Việt Nam gắn liền với môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Những công trình kiến trúc cổ hầu hết được xây dựng trong thời kỳ phong kiến - chủ yếu là trước thế kỷ 19. Tuy nhiên các công trình còn sót lại chủ yếu được xây dựng từ sau thế kỷ 17-18.

Dù là công trình nhỏ bé như kiến trúc dân gian hoặc đồ sộ, phức tạp như kiến trúc cung đình, vật liệu xây dựng sẵn có ở địa phương đã được khai thác và sử dụng phổ biến và rộng khắp: tranh, tre, nứa, lá, gỗ, đá..., sau này còn có các vật liệu khác như gạch, ngói, sành, sứ... Hệ thống kết cấu khung cột, vì kèo và các loại xà đều có quy định thống nhất về kích thước, tương quan về tỷ lệ và qua đó, những nghệ nhân trước đây đã sáng tạo ra một thức kiến trúc riêng biệt trong kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam.

Trải qua nhiều triều đại, nhiều thế kỷ với bao thăng trầm lịch sử, đến ngày nay các công trình đã trải qua nhiều lần trùng tu sửa chữa để tồn tại, một số còn giữ được cốt cách nguyên sơ song cũng có nhiều công trình bị pha tạp do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Tuy nhiên, những công trình này vẫn là dấu tích cụ thể ghi lại chặng đường sáng tạo và lao động nghệ thuật, mang dấu ấn lịch sử dân tộc rất rõ nét.

Kiến trúc cổ Việt Nam được chia thành các loại hình như sau:

Đây là loại hình kiến trúc bao gồm thành lũy, pháp đài, đồn, cửa ô... Những kiến trúc quân sự quốc phòng cổ Việt Nam có mặt bằng bố cục gồm các hình như: hình vuông, hình chữ nhật, hình đa giác đều, hình tròn, hình ngôi sao và những hình đặc biệt khác. Vật liệu xây dựng các loại hình kiến trúc này rất phong phú. Ở miền núi, người ta sử dụng phiến đá xanh có đẽo gọt hoặc không; ở miền trung du, người ta sử dụng đá ong; ở miền đồng bằng sử dụng đất hoặc gạch và vôi vữa xây thành.

Kiến trúc hệ đấu-củng Việt Nam. Chùa Keo, Thái Bình

Các nét đặc trưng của kiến trúc cổ Việt Nam trong nền kiến trúc gỗ cổ phương Đông:

  • Dốc mái thẳng, đao cong. Ngói được sử dụng có thể là ngói âm dương (Ngói lưu ly) hoặc ngói hài (ngói vảy). Ngói âm dương từ ngàn xưa thì ngói âm dương đã gắn liền với các công trình kiến trúc của Việt Nam, với ưu điểm độ bền cao, cấu trúc thiết kế lợp đặc biệt mang đến sự thoáng mát vào mùa hè ấm áp vào mùa đông thường được sử dụng cho các công trình hành chính nhà nước hoặc nhà của tầng lớp cao, quan lại, nhà nho, kiến trúc tôn giáo. Ngói hài thường được sử dụng trong kiến trúc dân gian, chi phí thấp, độ bền thường không cao, dễ lên rêu, thường thấy ở kiến trúc Khmer, Thái Lan.
  • Dùng bảy, kẻ đỡ mái hiên (chủ yếu thời Lê, Nguyễn) hoặc là hệ đấu-củng (chủ yếu đến thời Lý, Trần và dần bổ sung hoặc thay thế bằng bảy/kẻ). Cả hai phương pháp tồn tại song song tùy vào trình độ người thợ mà chọn lựa thi công, hệ đấu-củng tương đối phức tạp,có độ bền cao về thẩm mỹ thì trau chuốt và đẹp hơn nên yêu cầu tay nghề người thợ cao và tỉ mỉ trong công việc.
  • Cột mập to, phình ở phần giữa thân dưới

Bạn có biết?

Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!

Nguồn :

timviec365.vn

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK