Trang chủ Lịch Sử Lớp 8 va zh 1. ханд dôt Nam Bac frilu 1 Phích hệ quả của Thịnh Ng 2 Giải thích Treen nguyên...
Câu hỏi :

Cíu tui cíu tui :)))

image

va zh 1. ханд dôt Nam Bac frilu 1 Phích hệ quả của Thịnh Ng 2 Giải thích Treen nguyên nhân xung dột Nam Bắc số Cách mạng công nghiệp tác động ntn đến sản v

Lời giải 1 :

1 .phân tích hệ quả của xung đột nam-bắc triều và trịnh-nguyễn

Hậu quả của cuộc xung đột Nam-Bắc Triều (1533-1592)

- Đất nước bị chia cắt trong một thời gian dài (từ năm 1533 đến năm 1992— khoảng thời gian diễn ra xung đột).

- Làng mạc bị tàn phá; sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp bị đình trệ; trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.

- Đời sống nhân dân khốn cùng vì nạn đói, bị bắt đi lính, đi phu, nhiều gia đình li tán.

Xung đột Trịnh - Nguyễn :hậu quả

– Chia cắt đất nước thành Đàng Trong và Đàng Ngoài, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới.

– Làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội.→Suy yếu ,ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia Đại Việt.

2 .giải thích nguyên nhân xung đột nam bắc triều

Nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam-Bắc triều:

–Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê bắt đầu suy yếu,tình hình đất nước rơi vào bất ổn. 1527,Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc (gọi là Bắc triều). 

-Nhiều cựu thần nhà Lê không chấp nhận nhà Mạc. 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hóa đưa con vua Lê lên ngôi, gọi là Nam Triều. 

Nguyên nhân bùng nổ xung đột Trịnh- Nguyễn.

+ Năm 1545, Nguyễn Kim qua đời, con rể Trịnh Kiểm nắm toàn bộ binh quyền. Mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh- Nguyễn ngày càng gay gắt.

+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ vùng Thuận Hóa để tìm cách xây dựng sự nghiệp. Sau Nguyễn Hoàng mất, Nguyễn Phúc Nguyên tiếp tục củng cố địa vị, cắt đứt quan hệ lệ thuộc với họ Trịnh.

3. Tác động của cách mạng công nghiệp đến sản xuất:

°Nhiều trung tâm công nghiệp mới, thành thị đông dân xuất hiện.

°Máy móc làm thay đổi căn bản quá trình sản xuất

    -nâng cao năng suất lao động

    -tạo nguồn của cải dồi dào

    -nâng cao đời sống vật chất& tinh thần

4 trình bày những nét chính và quá trình thâm nhập của thực dân phương tây và đông nam á từ nửa thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

- Về thương mại: các nước phương Tây cử đội thuyền buôn, thành lập công tythương mại, lập thương điểm để buôn bán với các nước Đông Nam Á.

- Về tôn giáo: theo chân những đoàn thuyền buôn, các giáo sĩ đến truyền bá Thiên Chúagiáo kết hợp với tìm hiểu lịch sử, văn hoá, địa lí của các nước Đông Nam Á.

- Về ngoại giao chính phủ các nước phươngTây cử đại diện đến Đông Nam Á đề nghị kí kếthiệp ước thương mại hoặc xin phép cho giáo sĩđược hoạt động.

- Về quân sự: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và sauđó là Hà Lan, Anh lần lượt đưa quân đến xâm lược,trước tiên là khu vực Đông Nam Á hải đảo. 

5 .hãy nêu ý nghĩa và tác động của cách mạng nông dân đàng ngoài

- Ý nghĩa:

+ Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công của nhân dân;

+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,....

- Tác động:

+ Đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện;

+ Chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.

6. vì sao thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX các nước tư bản phương tây mới tiến hành xâm lược các nước ĐNÁ

      Thế kỉ XVI- XIX, các nước tư bản phương Tây tiến hành xâm lược các nước Đông Nam Á.Vì :

      —kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển , đặt ra nhu cầu ngày càng lớn.( nguyên liệu ,thị trường, nhân công...) →Các nước PTây đẩy mạnh quá trình xâm lược.

      —Sớm thành đối tượng tư bản Phương Tây:

          +Vị trí chiến lược trên tuyến đường giao thông Quốc Tế

          +Nguồn tiêu thụ rộng lớn.

          +Tài nguyên phong phú, dồi dào.

          +Chế độ Phong kiến suy yếu.

7.việc chúa Nguyễn thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa gì

Ý nghĩa: Sự quan tâm của các chính quyền phong kiến và hoạt động liên tục của đội dân binh này trong suốt các thế kỉ XVII-XVIII đã khẳng định việc khai thác và thực thi chủ quyền từ rất sớm của người Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa.

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK