Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Câu hỏi 6 Đại từ trong câu dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Cây bút và cuốn vở...
Câu hỏi :

Câu hỏi 6 Đại từ trong câu dưới đây thay thế cho từ ngữ nào? Cây bút và cuốn vở đang tâm sự, chúng thì thầm với nhau về những câu chuyện ở lớp. A. cây bút B. cây bút và cuốn vở C. cuốn vở D. câu chuyện Câu hỏi 7 Giải câu đố sau: Để nguyên giúp bác nhà nông Thêm huyền ấm miệng cụ ông, cụ bà Thay sắc từ thóc mà ra Đố bạn đoán được đó là chữ chi. Từ có dấu sắc là từ . Câu hỏi 8 Điền "s" hoặc "x" vào chỗ trống: "Đây con ông uôi dòng nước chảy Bốn mùa oi từng mảnh mây trời Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy Bóng lồng trên óng nước chơi vơi." (Theo Hoài Vũ) Câu hỏi 9 Thành ngữ nào dưới đây nói về nơi chôn rau cắt rốn của mỗi người? A. Đất khách quê người B. Quê cha đất tổ C. Đất lành chim đậu D. Tre già măng mọc Câu hỏi 10 Tiếng "hoà" có thể ghép với những tiếng nào dưới đây để tạo thành từ ngữ? A. lo, mây B. mong, vui C. hợp, hài D. sợ, nắng

Lời giải 1 :

Đáp án + Giải thích các bước giải:

Câu 6: B. Cây bút và quyển vở

Đại từ là: Chúng

Câu 7: 

Để nguyên là con "trâu"

Thêm huyền là "trầu"

Thêm sắc là "trấu"

Đáp án là trấu

Câu 8: 

"Đây con sông xuôi dòng nước chảy

Bốn mùa soi từng mảnh mây trời

Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy

Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi." (Theo Hoài Vũ)

Câu 9: B. Quê cha đất tổ

Quê cha đất tổ là thành ngữ quen thuộc mang ý nghĩa chỉ về quê hương, nơi mình sinh ra và lớn lên với cội nguồn gốc gác của tổ tiên, ông cha ở đó từ rất lâu đời của mỗi con người trong cuộc sống.

Câu 10: C. hợp, hài

Hòa hợp, hài hòa

Chúc bạn học tốt <3

#Amie

Lời giải 2 :

Câu 6:

Đại từ '' chúng '' thay thế cho '' cây bút và cuốn vở ''

Câu 7:

Để nguyên giúp bác nhà nông`->` trâu

Thêm huyền ấm miệng cụ ông, cụ bà `->` trầu 

Thêm huyền ấm miệng cụ ông, cụ bà `->` trấu

Câu 8:

"Đây con sông xuôi dòng nước chảy

Bốn mùa soi từng mảnh mây trời

Từng ngọn dừa gió đưa phe phẩy

Bóng lồng trên sóng nước chơi vơi

 Câu 9

Nơi chôn rau cắt rốn = quê cha đất tổ

Câu 10:

Hòa hợp ; hài hòa

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK