Trang chủ Địa Lý Lớp 9 Trình bày các dân tộc ở Việt Nam câu hỏi 6438005
Câu hỏi :

Trình bày các dân tộc ở Việt Nam

Lời giải 1 :

 Dân tộc Kinh có số dân đông nhất chiếm khoảng 86,2% dân số cả nước. Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, có nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo và hoạt động nhiều trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, khoa học kỹ thuật.

- Các dân tộc ít người chiểm khoảng 13,8% sinh sống chủ yếu ở vùng núi và trung du. Họ thường trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc và làm nghề thủ công.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Sự phân bố của các dân tộc không đều nhau. Miền Bắc gồm người Tày, Nùng, Dao, Mông… Khu vực Trường Sơn-Tây Nguyên có người Ê-đê, Gia-rai, Cơ-ho….Vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ có người Chăm, Khơ-me và người Hoa.

Các dân tộc có tỷ lệ số dân và trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều. Các dân tộc có quá trình lịch sử phát triển khác nhau, trong điều kiện tự nhiên, xã hội có nét khác nhau, dẫn đến số dân và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc rất không đều nhau. Theo Tổng điều tra năm 2009, dân tộc Kinh chiếm 86,2% dân số, 53 dân tộc thiểu số chiếm 13,8%, trong đó có 12 dân tộc có số dân từ 10 vạn người trở lên; 21 dân tộc có số dân từ 1 vạn đến 10 vạn người; 15 dân tộc có số dân từ 1.000 người trở nên; 5 dân tộc có số dân dưới 1.000 người.

Các tộc người nước ta có trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều. Có những tộc người dân số ít đời sống kinh tế - xã hội còn kém phát triển, dấu ấn nguyên thủy còn khá đậm nét, tỷ lệ đói nghèo cao, dân trí thấp. Ngược lại, các tộc người ở vùng đồng bằng châu thổ có trình độ kinh tế - xã hội vượt trội so với nhóm cư dân vùng cao biên giới. Qua mấy chục năm đổi mới, mặc dù đã thu được những thành tựu quan trọng, nhưng trình độ phát triển kinh tế - xã hội miền núi và vùng tộc người thiểu số so với tộc người đa số vẫn còn chênh lệch lớn.

Các dân tộc ở Việt Nam cư trú đan xen ở tất cả các tỉnh, thành trong cả nước. Dân tộc Kinh cư trú chủ yếu ở đồng bằng, thành phố, các dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu là vùng miền núi, biên giới, với diện tích tự nhiên chiếm 3/4 diện tích đất liền quốc gia. Đây là vùng có vị trí địa lý, kinh tế và quốc phòng quan trọng. Hiện nay xu hướng đan xen ngày càng tăng lên.

     Các dân tộc ở Việt Nam cùng chung sống gắn bó, đoàn kết tương trợ. Đây là truyền thống quý báu xuất phát từ yêu cầu khác quan trong lao động sản xuất, chinh phục tự nhiên và đấu tranh chống ngoại xâm, phát triển quốc gia dân tộc. Thực tế, sự hình thành đồng bằng Bắc Bộ cùng với hàng ngàn kilômét đê sông, đê biển là chứng tích của một dân tộc đa tộc người hợp sức dựng nên. Trước vận mệnh chung, lợi ích chung, để tồn tại, không bị đồng hóa, các dân tộc ở Việt Nam buộc phải sớm đoàn kết để chống ngoại xâm, bảo vệ sự sống còn của từng tộc người và cả cộng đồng dân tộc.

    Mỗi tộc người đều có ngôn ngữ và sắc thái văn hoá riêng, góp phần tạo nên nền văn hoá Việt Nam thống nhất trong đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc. Hầu hết các tộc người đều có ngôn ngữ riêng song các ngôn ngữ đều thuộc trong 4 ngữ hệ lớn ở Đông Nam Á.

Bạn có biết?

Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK