Soạn Giáo án cho trẻ làm quen với chữ cái e, ê
Đáp án:
I. Mục đích yêu cầu:
- Kiến thức: +Trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái e, ê
+ Nhân biết được chữ e, ê trong từ chọn vẹn.
+ Biết đặc điểm cấu tạo chữ e, ê
- Kỹ năng: + Rèn kỹ năng nhận biết và phát âm đúng chữ e,ê cho trẻ.
+ Biết phân biệt sự giống và khác nhau giữa 2 chữ e, ê qua đặc điểm cấu tạo các nét chữ.
- Thái độ: + Trẻ thích học chữ cái, tham gia tiết học sôi nổi hứng thú
+ Giáo dục trẻ biết yêu quý những ngừơi thân và ngôi nhà của mình
II. Chuẩn bị.
- Giáo án điện tử, máy tính, máy chiếu.
- Bộ quân xúc xắc, các nét chữ rời, bảng con, bộ đồ dùng gia đình có chứa chữ cái e, ê, bộ nồi để đựng chữ cái.
- Thẻ chữ e, ê to của cô
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
* Hoạt động 1: Tạo hứng thú
Chào mừng quí vị và các bạn đến với chương trình “Ở nhà chủ nhật” của các bé lớp mẫu giáo A2 hôm nay.
Đến với chương trình hôm nay là MC Thanh Thanh cùng toản thể các bé lớp MG A2. Đề nghị chúng ta nổ một trang pháo tay thật giòn dã để chào mừng chương trình ngày hôm nay.
Mở đầu chương trình là tiết mục văn nghệ chào mừng của các bé lớp A2 với màn hát múa “ Nhà mình rất vui”. Nào xin mời các bé.
- Cho trẻ hát múa Nhà mình rất vui.
Chúng mình thấy có vui không.
Chương trình còn rất nhiều trò chơi hấp dẫn nữa đấy, chúng mình cùng khám phá nhé.
* Hoạt động 2: Làm quen chữ cái e, ê.
Các bé cùng nhìn lên màn hình xem có gì nào ?
Bên dưới hình ảnh gia đình bé còn có từ “ Gia đình bé” đấy chúng mình đọc cùng cô nào ?
Cho trẻ đọc 3 lần.
- Trong từ “ Gia đình bé ” có chữ cái gì chúng mình đã được học. Đọc cùng cô nào
Hôm nay các bé sẽ được làm quen với chữ mới đó là chữ e, Cô thay chữ e to bằng thẻ chữ của cô.
Chúng mình nhìn xem chữ e của cô có giống chữ e trên bảng không. Hãy lắng nghe cô phát âm.
Cô phát âm 3 lần.
- Khi phát âm e, miệng và môi bè ra và đẩy hơi từ trong cổ ra.
- Các bạn phát âm cùng cô nào ?
Cho trẻ phát âm tổ => nhóm => Cá nhân.
Chúng mình sẽ truyền tay nhau phát âm chữ e nhé.
- Cho trẻ truyền tay nhau phát âm e.
- Cho trẻ đọc lại sửa sai ( nếu có ).
- Chữ e được tạo bởi những nét gì nào ? ( gọi trẻ )
Chữ e được tạo bởi 2 nét, đó là nét ngang và nét cong tròn không khíp kín và phát âm là e.
- Cho trẻ phát âm lại.
Các bé ạ! Đây là chữ e in hoa thường được viết ở đầu câu, chữ e in thường và chữ e viết thường. Các chữ tuy cách viết khác nhau nhưng đều phát âm là e.
- Cùng phát âm lại nào ?cho trẻ đọc 3 – 4 lần.
Các bé ơi! Chương trình hôm nay còn có một món quà rất ý nghĩa tặng chúng mình đấy, chúng mình có muốn khám phá không nào?
Mỗi bạn hãy chọn cho mình một tấm thảm và một chiếc hộp thật đẹp nhé. ( Cho trẻ đi lấy đồ dùng ).
- Ở nhà chủ nhật con muốn làm gì ?
Chủ nhật tuần này bạn Bé được bố mẹ đưa đi chơi siêu thị đấy, chúng mình có muốn đi chơi siêu thị như bạn không ?
Bên dưới hình ảnh siêu thị còn có từ “ Đi siêu thị” chúng mình đọc cùng cô nào .
Trong từ “Đi siêu thị” có rất nhiều chữ cái nhưng hôm nay cô giới thiệu với chúng mình một chữ cái mới đó là chữ ê.
Cô thay chữ ê to bằng thẻ chữ của cô.
Chúng mình nhìn xem chữ ê của cô có giống chữ ê trên bảng không.
- Cô phát âm 3 lần.
- Cho trẻ phát âm nhiều lần.
- Khi phát âm ê, mở miệngvà đẩy hơi từ trong cổ ra.
- Các bạn phát âm cùng cô nào ?
Cho trẻ phát âm tổ => nhóm => Cá nhân.
Chúng mình sẽ truyền tay nhau phát âm chữ ê nhé.
- Cho trẻ truyền tay nhau phát âm ê.
- Cho trẻ đọc lại sửa sai ( nếu có ).
- Chữ ê được tạo bởi những nét gì nào ? ( gọi trẻ )
Chữ ê được tạo bởi 2 nét, đó là nét ngang và nét cong tròn không khíp kín và có mũ trên đầu phát âm là ê.
Cho trẻ phát âm lại nhiều lần
Các bé ạ! Đây là chữ ê in hoa thường được viết ở đầu câu, chữ ê in thường và chữ ê viết thường. Các chữ tuy cách viết khác nhau nhưng đều phát âm là ê.
- Cùng phát âm lại nào ?cho trẻ đọc 3 – 4 lần.
Hôm nay các bé được làm quen với chữ gì ?
- Chữ e và chữ ê giống nhau ở điểm gì ?
Cô chốt điểm giống nhau.
- Chữ e và chữ ê khác nhau ở điểm gì ?
Cô nói lại điểm giống và khác nhau của chữ e, ê.
Đến với chương trình lần này còn có rất nhiều trò chơi thú vị đấy các bé có muốn tham gia không nào ?
Cô và chúng mình cùng khám phá xem bên trong hộp quà có gì nhé. 1, 2, 3 mở.
- Trong hộp quà có gì đặc biệt ?
Với các nét chữ rời này, cô cháu mình cùng tham gia vào trò chơi có tên gọi “ Chơi chữ”.
Từ những nét chữ rời này chúng mình cùng ghép thành các chữ theo yêu cầu của chương trình.
- Hãy lắng nghe yêu cầu của chương trình nhé.
Cho trẻ nghe yêu cầu trên máy tính và ghép.
- Chữ e được ghép từ mấy nét ? Đó là nét gì ?
- Hãy giơ chữ vừa ghép và đọc.
Cho trẻ đọc 3 lần. Khen trẻ
- Nghe yêu cầu tiếp theo của chương trình đưa ra là gì ?
- Chữ ê được ghép bởi những nét gì ? Có thêm gì ?
- Ghép chữ ê và đọc.
Và đặc biệt chương trình hôm nay còn có 1 trò chơi rất đặc biệt, đó là trò chơi Vui cùng xúc xắc. Muốn chơi được trò chơi này chúng mình cất hộp quà và mang quân xúc xắc ra nào.
* Hoạt động 3: Trò chơi củng cố
+ Trò chơi 1: Vui cùng xúc sắc
Cách chơi của trò chơi này như sau: Khi quân xúc xắc quay 1 vòng, mặt quân hiện chữ gì thì các bé tìm chữ đó giơ lên và phát âm to.
Các bé đã sẵn sang chơi chưa ?
Trò chơi bắt đầu.
- Cô đeo quân xúc xắc quay một vòng lần lượt hiện chữ e, ê để trẻ tìm và phát âm.
+ Lần 3: Hãy tìm chữ có một nét ngang và một nét cong tròn không khép kín. Cô quay 1 vòng.
- Đó là chữ gì ? Khen trẻ
+ Lần 4: Hãy tìm chữ có một nét ngang và một nét cong tròn không khép kín, có mũ trên đầu.
Cô quay 1 vòng.
- Đó là chữ gì ?
Tổ chức cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
Cho trẻ cất quân xúc sắc.
* Trò chơi 2: Đi siêu thị
Chủ nhật tuần này chúng mình muốn bố mẹ đưa đi chơi đâu nào ?
Còn cô cô muốn cho các bé đi chơi siêu thị đấy, chúng mình có thích không?
Hôm nay chúng mình cùng đi siêu thị nhé. Ở siêu thị có rất nhiều đồ nhưng cô muốn chúng mình hãy mua những đồ dùng đồ chơi có chứa chữ cái e và ê mang về.còn những đồ dùng khác không được chấp nhận.
Cho trẻ đi và chọn.
- Ai chọn được chữ e giơ cao và phát âm.
- Ai tìm được chữ ê giơ cao và phát âm.
- Bạn nào có cầm đồ dùng chứa chữ e sang phía tay phải cô, bạn nào có chữ ê sang tay trái cô.
Cô kiểm tra và khen trẻ.
Các bé ơi! Chương trình Ở nhà chủ nhật đến đây là kết thúc xin hẹn gặp lại ở các số tiếp theo nhé.
Xin chào và hẹn gặp lại.
- Trẻ đứng quanh cô
- Trẻ vỗ tay
- Trẻ hát múa cùng cô.
- Trẻ trả lời
- Về chỗ ngồi theo tổ.
- Trẻ quan sát màn hình.
- Trẻ đọc
- Trẻ đọc cùng cô
- Trẻ phát âm nhiều lần
- Trẻ quan sát.
- Trẻ phát âm theo tổ, nhóm, cá nhân
- Trẻ truyền nhau thẻ chữ và phát âm
- 1 – 2 trẻ
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ phát âm
- Trẻ quan sát.
- Trẻ phát âm
- Trẻ đi lấy đồ dùng.
- 1 – 2 trẻ
- Có ạ
- Trẻ đọc
- Trẻ quan sát
- Trẻ phát âm cùng cô
- Trẻ quan sát.
- Trẻ phát âm
- Phát âm theo tổ, nhóm, cá nhân
- Truyền tay nhau thẻ chữ
- 1 – 2 trẻ.
- Trẻ lắng nghe
- Quan sát trên máy
- Phát âm cùng cô
- 2 trẻ
- Cá nhân
- Cá nhân
- Lắng nghe
- Trẻ mở hộp quà
- Các thẻ chữ rời
- Lắng nghe
- Trẻ nghe
- Trẻ ghép.
- Cá nhân
- Giơ chữ và phát âm
- Lắng nghe
- Cá nhân
- Trẻ đọc
- Trẻ cất đồ dùng và mang quân xúc sắc ra.
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi
- Lắng nghe yêu cầu
- Trẻ chơi.
- Trẻ tìm theo yêu cầu
- Chữ ê
- Chơi hứng thú
- Trả lời cô
- Trẻ lắng nghe cô phổ biến
- Trẻ đi
- Trẻ giơ và phát âm
- Thực hiện theo yêu cầu của cô
- Trẻ chào.
Giải thích các bước giải:
Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!
Lớp 12 - Năm cuối ở cấp trung học phổ thông, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh, trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kỳ vọng của người thân xung quanh. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng nề. Hãy tin vào bản thân, mình sẽ làm được và tương lai mới đang chờ đợi chúng ta!
Copyright © 2024 Giai BT SGK