Trang chủ Sinh Học Lớp 8 Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và không nên ăn gì? Giải thích. câu hỏi 6435567
Câu hỏi :

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì và không nên ăn gì? Giải thích.

Lời giải 1 :

Nên ăn 

thực phẩm giàu lợi khẩu

thực phẩm giàu chất xơ 

thực phẩm giàu vitamin

Bởi vì khuẩn hỗ trợ đẩy lùi Helicobacter pylori,giúp quá trình điều trị lành vết loét thuận lợi

không nên 

thức uống có cồn

thực phẩm có vị cay

Vì nó gây kích thích và thậm chí gây tổn hại tới ống tiêu hóa và khiến các vết loét trầm trọng hơn

Lời giải 2 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

Tránh các chất kích thích làm tăng bài tiết dịch vị: kiêng các loại rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc. Kiêng ăn quá nhiều gia vị chua, cay, nóng như giấm, chanh, ớt, tiêu, gừng, riềng; các loại thịt quay, thịt muối, nước luộc thịt, các món sốt, xào có nhiều gia vị.

Tránh các loại thức ăn gây cọ xát làm tổn thương niêm mạc: rau già nhiều xơ (mướp, rau bí đỏ, đậu quả, rau muống, bắp cải, măng khô...). Các thức ăn như: xương băm nhỏ, sụn, tôm cua, cổ cánh, chân gà, vịt, cá nấu, cá rán ăn cả đầu... Nên ăn các thức ăn có tác dụng bọc, hút, thấm niêm mạc như cơm nếp, bánh chưng, bánh mỳ, bánh quy, bánh xốp...

Tránh ăn quá nóng, quá lạnh, tránh quá đói, quá no, tránh ăn quá đặc, quá loãng: vì thức ăn nóng quá làm niêm mạc dạ dày sung huyết, lạnh quá hoặc đói quá (dạ dày rỗng) làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau, có khi gây chảy máu. Nếu ăn quá no làm dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình nhào trộn thức ăn. Nếu ăn đặc quá thì dịch vị rất khó thấm vào giữa khối thức ăn, nhưng nếu ăn lỏng và nhiều nước quá thì dịch vị sẽ bị pha loãng làm giảm khả năng tiêu hóa.

Cần tránh ăn những thức ăn khó tiêu: bữa ăn có nhiều chất đạm, dầu mỡ (thịt, đậu, lạc, trứng...) sẽ lâu tiêu hơn những thức ăn khác. Khi ăn cần ăn chậm nhai kỹ, tránh ăn vội nhai dối, tránh vừa ăn vừa tập trung những việc khác như tranh thủ đọc sách, báo khi ăn... vì nếu ăn chậm, nhai kỹ bộ răng sẽ giúp cắt, xé, nghiền thức ăn ra rất nhỏ, kết hợp với dịch nước bọt giúp khi vào dạ dày thức ăn đã trở nên nhỏ mịn và đồng nhất hơn, khả năng tiêu hóa dễ dàng hơn.

-Nên ăn cơm, cháo, bánh mỳ, bánh quy, cơm nếp, khoai tây, khoai sọ luộc nhừ; rau lá non các loại; thịt cá nạc bỏ xương; sữa bò tươi, sữa hộp các loại; quả chín, quả ngọt, bánh mứt kẹo, mật ong; nước uống không rượu, nước lọc.

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật, cách thức các cá thể và loài tồn tại, nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng. Hãy khám phá và hiểu biết sâu sắc về sự sống xung quanh chúng ta!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK