Trang chủ GDCD Lớp 10 II. TU LUAN Câu 1. Em hãy nêu đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước?
Câu hỏi :

Giúp mik vs .........

image

II. TU LUAN Câu 1. Em hãy nêu đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước?

Lời giải 1 :

Đặc điểm của ngân sách nhà nước

Về mặt nội dung: Là toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước.

Về mặt pháp lý: Các khoản thu chi này phải nằm trong dự toán đ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.

Về mặt thời gian: Các khoản thu chi này chỉ được thực hiện trong một năm.

Về mục đích: Nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

Vai trò của ngân sách nhà nước:

* Ngân sách nhà nước là công cụ huy động các nguồn lực tài chính để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước.

Nhà nước sử dụng quỹ ngân sách để đảm bảo phát triển kinh tế.

Đảm bảo an ninh, quốc phòng.

* Ngân sách nhà nước là công cụ kích thích nền kinh tế phát triển.

Ngân sách nhà nước cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Ngân sách nhà nước là công cụ mà Nhà nước sử dụng để điều tiết giá cả thị trường và chống lạm phát.

-Thông qua trợ giá, thành lập các quỹ cho vay ưu đi

Ngân sách nhà nước đảm bảo tái đầu tư cho nền kinh tế.

* Ngân sách nhà nước đảm bảo các chính sách về mặt xã hội cho người dân.

Nhà nước sử dụng tiền từ quỹ ngân sách để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.

Đảm bảo các chính sách về mặt xã hội cho những đối tượng chính sách

Lời giải 2 :

-Đặc điểm:

+Thứ nhất, ngân sách nhà nước là một kế hoạch tài chính khổng lồ nhất cần đươc quốc hội biểu quyết thông qua trước khi thi hành. Đặc điểm này cho ta thấy việc thiết lập ngân sách nhà nước không chỉ là vấn đề kĩ thuật nghiệp vụ mà còn là vấn đề mang tính kĩ thuật pháp lý, do đó nó vừa phản ánh các hành vi kinh tế, vừa thể hiện các hành vi pháp lý của chủ thể có thẩm quyền.

+Thứ hai, ngân sách nhà nước không phải là một bản kế hoạch tài chính thuần túy mà còn là một đạo luật.  Theo thông lệ, sau khi bản dự toán ngân sách nhà nước đã được soạn thảo bởi cơ quan hành pháp thì nó sẽ được chuyển sang cho cơ quan lập pháp xem xét quyết định và ban bố dưới hình thức một đạo luật để thi hành.

+Thứ ba, ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính của toàn quốc gia, được trao cho chính phủ tổ chức thực hiện nhưng phải đặt dưới sự giám sát của quốc hội. Việc thiết lập quyền giám sát của quốc hội đối với hoạt động thi hành ngân sách của chính phủ nhằm kiểm soát nguy cơ lạm quyền của cơ quan hành pháp trong quá trình thực thi ngân sách nhà nước.

+Thứ tư, ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thi hoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thể quốc gia, không phân biệt người hưởng thụ các lợi ích đó là ai, thuộc thành phần kinh tế nào hay đẳng cấp nào trong xã hội.

+Thứ năm, ngân sách nhà nước luôn phản ánh mối tương quan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trong quá trình xây dựng và thực hiện ngân sách. Theo đó, cơ quan lập pháp ban hành ra ngân sách nhà nước dựa trên sự xây dựng của chính phủ, sau đó chính phủ là người trực tiếp thi hành bản ngân sách này dưới sự giám sát của cơ quan lập pháp.

-Vai trò:

+Đối với nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước đảm nhận vai trò quản lý vĩ mô đối với toàn bộ nền kinh tế, xã hội. Ngân sách nhà nước là công cụ điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế xã hội, định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội.

dieulinh2010UtDmb

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!

Nguồn :

Kiến thức - Fandom

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK