Trang chủ Địa Lý Lớp 8 Câu 1: Trình bày đặc điểm vị trí địa lí nước ta. Câu 2: Em hãy phân tích ảnh hưởng...
Câu hỏi :

Câu 1: Trình bày đặc điểm vị trí địa lí nước ta. Câu 2: Em hãy phân tích ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến sự hinh thành đặc điểm vị trí tự nhiên nước ta. Câu 3: Trình đặc điểm chung của địa hình Việt Nam. Câu 4: Trình bày đặc điểm của các khu vực địa hình đồi núi. Câu 5: So sánh đặc điểm địa hình của ĐB sông Hồng và ĐB sông Cửu Long.( chú ý điểm giống nhau và khác nhau của 2 ĐB)

Lời giải 1 :

câu1

Vị trí địa lý: Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam Á, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía Đông giáp Biển Đông.

câu 2

 Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến đặc điểm khí hậu:

- Việt Nam nằm hoàn toàn trong đới nóng của bán cầu Bắc, trong vùng gió mùa châu Á, một năm có hai mùa rõ rệt.

- Phần đất liền Việt Nam hẹp ngang lại nằm kề Biển Đông là nguồn dự trữ ẩm dồi dào, các khối khí di chuyển qua biển ảnh hưởng sâu vào đất liền đã làm cho thiên nhiên nước ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.

- Nước ta nằm trong khu vực chịu nhiều ảnh hưởng của các cơn bão đến từ khu vực biển nhiệt đới Tây Thái Bình Dương.

* Ảnh hưởng của vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ đến đặc điểm sinh vật và đất

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới gió mùa phát triển trên đất feralit là cảnh quan tiêu biểu.

- Việt Nam có hệ sinh vật phong phú, đa dạng, do:

+ Nước ta nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải và nằm trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật;

+ Vùng biển nước ta nằm trong vùng nhiệt đới, có nhiệt độ bề mặt nước biển cao, các dòng biển di chuyển theo mùa.

 câu3

- Đồi núi chiếm diện tích lớn nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.

- Địa hình được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

- Địa hình mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người

câu4

Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: Địa hình đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích đất đai, làm cho thiên nhiên Việt Nam có đặc điểm chung là thiên nhiên của đất nước nhiều đồi núi. Đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích nước ta

câu5

I. Giống nhau: Đều được thành tạo và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên vịnh  biển nông, thềm lục địa mở rộng. 
II. Khác nhau:
1. Về nguyên nhân hình thành:
– Đồng bằng sông Hồng: Do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ.– Đồng bằng sông Cửu Long: Do phù sa sông Tiền, sông Hậu bồi tụ.
2. Về diện tích: 
– Đồng bằng sông Hồng: 15.000km2– Đồng bằng sông Cửu Long: > 40.000km2
3. Về địa hình: 
– Đồng bằng sông Hồng: Cao rìa phía Tây – Tây Bắc,  thấp dần phía Đông, bị chia cắt thành nhiều ô.– Đồng bằng sông Cửu Long: Thấp, bằng phẳng.
4. Về hệ thống đê/kênh rạch
– Đồng bằng sông Hồng: Có hệ thống đê ngăn lũ. – Đồng bằng sông Cửu Long: Có hệ thống kênh rạch chằng chịt.
5. Về sự bồi đắp phù sa:
– Đồng bằng sông Hồng: Vùng trong đê không được bồi phù sa hằng năm, chỉ có vùng ngoài đê.– Đồng bằng sông Cửu Long: Được bồi đắp phù sa hàng năm.
6. Về tác động của thủy triều:
– Đồng bằng sông Hồng: Ít chịu tác động của thuỷ triều.– Đồng bằng sông Cửu Long: Chịu tác động mạnh của thuỷ triều.

Bạn có biết?

Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK