C1:Khi nồng độ CO2 thấp mà tăng cường ánh sáng thấp thì cường độ quang hợp tăng không đáng kể. Còn ở điều kiện cường độ ánh sáng cao, khi nồng độ CO2 tăng lên thì cường độ quang hợp cũng tăng mạnh.
C2: -Trao đổi chất là quá trình sinh vật lấy các chất từ môi trường, biến đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và trả lại môi trường các chất thải.
-Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là hoạt động sống cơ bản, cung cấp vật chất và năng lượng cho các hoạt động sống khác của cơ thể sinh vật; nếu không có trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng thì sự sống của sinh vật không thể tiếp diễn → Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với sự sống của sinh vật.
C3:
-Vào ban đêm, quá trình hô hấp của cây sẽ lấy oxy của không khí trong phòng và thải ra rất nhiều cacbon dioxit. Do vậy về cơ bản, nếu đặt nhiều cây xanh trong phòng ngủ, hay đóng cửa kín thì không khí trong phòng sẽ bị thiếu khí để hô hấp, nên người ngủ có thể bị ngạt hơi.
C4:
-Trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm, điều này giúp tăng cường độ quang hợp của cây từ đó giúp tăng tổng hợp chất hữu cơ của loài cây đó → tăng năng suất cây trồng.
C5:
Thí nghiệm:
Ta làm các bước sau :
Bước 1 : Để một chậu trồng cây vào chỗ tối trong hai ngày .
Bước 2 : Dùng băng giấy đen bịt kín một phần lá ở cả hai mặt .
Bước 3 : Đem chậu cây đó để ra chỗ nắng gắt từ 4 - 6 giờ .
Bước 4: Ngắt chiếc lá , bỏ bây giấy đen , cho vào cồn 90 độ , đun sôi để tẩy hết diệp lục trong lá , rửa bằng nước ấm.
Bước 5 : Bỏ chiếc lá vào cốc đựng tinh bột ( dung dịch iốt loãng ) , ta thu được kết quả :
- Phần che : vàng cam --> không tạo tinh bột
- Phần không che : xanh đen --> có tinh bột .
Kết luận : Lá cây chế tạo ra tinh bột .
C6:
+ Hiện tượng chứng tỏ cành rong đuôi chó thải chất khí là trong ống nghiệm xuất hiện bọt khí (ống nghiệm ở cốc B có nhiều bọt khí hơn ống nghiệm ở cốc A).
+ Chất khí được thải ra chính là khí oxygen: Do không có ánh sáng, cành rong đuôi chó ở cốc A không tiến hành được quá trình quang hợp nên không tạo được oxygen → bọt khí xuất hiện ít, hầu như không có. Còn do cốc B được để trong điều kiện có ánh sáng, cành rong đuôi chó ở cốc B sẽ tiến hành quang hợp thải ra khí oxygen (khí oxygen nhẹ hơn nước sẽ tạo thành bọt khí rồi nổi lên trên) → bọt khí xuất hiện nhiều.
+ Hiện tượng khi đưa que đóm (còn tàn đỏ) vào miệng ống nghiệm: Khi đưa que đóm vào miệng ống nghiệm ở cốc A sẽ không có hiện tượng bùng cháy do ống nghiệm ở cốc A không có nồng độ khí oxygen cao. Còn khi đưa que đóm vào miệng ống nghiệm ở cốc B sẽ có hiện tượng tàn đỏ bùng cháy trở lại do ống nghiệm ở cốc B có nồng độ khí oxygen cao (tàn đỏ của đóm khi gặp điều kiện nồng độ khí oxygen cao sẽ bùng cháy).
-
Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!
Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!
Copyright © 2024 Giai BT SGK