Trả lời:
*Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên đến sự phát triển và phân bố ở nông nghiệp ở nước ta là:
-Tài nguyên đất:
+Đất là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên trong thời kì đô thị hóa, đất phục vụ cho các nhà máy công nghiệp ngày càng cao nên đất nông nghiệp giảm đi
-Tài nguyên nước
+Ở nhiều lưu vực sông, lũ lụt gây thiệt hại lớn về mùa màng, tính mạng và tài sản của nhân dân; còn về mùa khô lại thường bị cạn kiệt, thiếu nước tưới.
-Tài nguyên khí hậu:
+Bão, gió Tây khô nóng, sự phát triển của sâu bệnh trong điều kiện khí hậu nóng ẩm và các thiên tai khác như sương muối, rét hại,... gây tổn thất không nhỏ cho nông nghiệp.
-Thị trường trong và ngoài nước:
+Sức cạnh tranh của thị trường trong nước còn hạn chế nên việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp ở nhiều vùng còn khó khăn.
+Biến động của thị trường xuất khấu nhiều khi ảnh hưởng xấu tới sự phát triển một số cây trồng quan trọng như cà phê, cao su, rau quả,... một số thủy hải sản,...
-Dân cư và lao động
+Dân số của Việt Nam vô cùng đông đúc, với khoảng 97 triệu người. Người dân Việt Nam có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và 60% lao động làm việc trong ngành này.
-Cơ sở vật chất – kĩ thuật:
+Cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam đã được hoàn thiện và phát triển, đáp ứng nhu cầu sản xuất và xuất khẩu.
*Những thuận lợi và khó khăn của ngành thủy sản Việt Nam:
-Thuận lợi:
+Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.
+Phát triển các dịch vụ thuỷ sản và mở rộng chế biến thuỷ sản.
+Nhu cầu về các mặt hàng thuỷ sản trong và ngoài nước tăng nhiều trong những năm gần đây.
+Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước về phát triển ngành thủy sản.
+Nước ta có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm.
+Dọc bờ biển có những bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Ở nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi cho nuôi thuỷ sản nước mặn
+Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi cá, tôm nước ngọt.
+Nước ta có bờ biển dài 3260 km, vùng đặc quyền kinh tế rộng.
-Khó khăn:
+Nghề thuỷ sản đòi hỏi vốn rất lớn, trong khi phần lớn ngư dân còn nghèo nên quy mô ngành thuỷ sản còn nhỏ.
+Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt nói chung còn chậm đổi mới, do vậy năng suất lao động còn thấp.
+Việc nuôi trồng thuỷ sản còn mang tính chất quảng canh nên năng suất thấp.
+Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu.
+Việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.
+Hằng năm, có tới 9-10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 - 35 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều khi thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, hạn chế số ngày ra khơi.
+Một số vùng ven biển, môi trường bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản suy giảm.
Chúc bạn học tốt!γεωγραφία!Nhiều ý có trong SGK bạn tham khảo thêm nha!
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2024 Giai BT SGK