Trang chủ Khác Lớp 3 Trình bày quá trình khẩn khoang thành lập huyện Kim Sơn Cứu mik với câu hỏi 6423581
Câu hỏi :

Trình bày quá trình khẩn khoang thành lập huyện Kim Sơn Cứu mik với

Lời giải 1 :

Đáp án:1. Sau khi dẹp tan nhiều cuộc nổi loạn, Nguyễn Công Trứ nhận thấy nhu cầu bức thiết của dân nghèo là cần có ruộng đất để sinh nhai, đồng thời quan sát thấy bãi biển Tiền Châu của huyện Chân Định, Nam Định ruộng đất mênh mông lại hoang hóa, Nguyễn Công Trứ dâng sớ trình bày sự cần thiết của việc vỡ ruộng hoang cho dân nghèo.

Theo “Đại Nam thực lục”, bản sớ có đoạn: “Đời làm ăn xưa chia ruộng định của, dân có nghiệp thường cho nên ở yên nơi làng mạc không có gian tà. Ngày nay những dân nghèo túng, ăn dưng chơi không, khi cùng thì họp nhau trộm cướp, cái tệ không ngăn cấm được. Trước thần đến Nam Định thấy ruộng bỏ hoang ở các huyện Giao Thuỷ, Chân Định mênh mông bát ngát.

Ngoài ra còn không biết mấy nghìn trăm mẫu, hỏi ra thì dân địa phương muốn khai khẩn, nhưng phí tổn nhiều, không đủ sức làm. Nếu cấp cho tiền công thì có thể nhóm họp dân nghèo mà khai khẩn, nhà nước phí tổn không mấy mà mối lợi tự nhiên sẽ đến vô cùng. Vả lại bãi Tiền Châu ở huyện Chân Định hoang rậm, trộm cướp thường tụ họp ở đấy làm sào huyệt, nay khai phá ra, không những có thể cho dân nghèo làm ăn, lại còn dứt được đảng ác”.

Có thể nói, Nguyễn Công Trứ không phải là người ưa nói suông, sau khi nhìn ra sự cần thiết và lợi ích của việc khẩn hoang, ông cũng đề xuất cách thức triển khai việc khẩn hoang: “Xin sai trấn thần khám xét, phàm những đất hoang có thể khai khẩn được, cho những người địa phương giàu có chia nhau trông coi công làm, mộ những dân nghèo các hạt đến khai khẩn, như mộ được 50 người thì lập làm một làng, cho làm lý trưởng, mộ được 30 người thì lập làm một ấp, cho làm ấp trưởng; đều tính đất chia cho.

Cấp cho tiền công để làm cửa nhà, mua trâu bò nông cụ; lại lượng cấp tiền gạo lương tháng trong hạn 6 tháng, ngoài hạn ấy thì làm lấy mà ăn, 3 năm thành ruộng, đến chiếu lệ tư điền mà đánh thuế. Quan phủ huyện sở tại lập kho chứa thóc để phòng năm mất mùa cho dân vay. Những làng ấp mới lập gọi là “quân Lực bản”.

Phàm các hạt xét thấy những dân du đãng không bấu víu vào đâu, đều đưa cả về đấy. Như thế thì đất không bỏ hoang, dân đều làm ruộng, phong tục kiêu bạc lại thành thuần hậu”. Nhận được lời tâu của ông, Vua [Minh Mạng] dụ rằng: “Nay các hạt Bắc Thành dần yên, nhân dân hơi biết hướng theo giáo hoá có thể nhân cơ hội này, đưa dân về ruộng đất, khiến yên nghiệp làm ăn, dân có của thường thì có lòng thường, bọn trộm cướp tất phải tan đi mà ngầm hoá.

Vả lại triều đình khai hoá không cái gì trước việc dạy dân chăm nghề gốc. Nay việc dinh điền đã giao cho khanh phàm việc có thể làm lợi trừ hại cho dân, cho tuỳ tiện mà làm, nên hết lòng xếp đặt sớm báo thành công, để yên ủi lòng Trẫm mong đợi”. Bên cạnh đó, ông còn quan tâm đến câu chuyện mấu chốt của việc khẩn hoang là tập hợp nhân lực.

Về vấn đề này, Nguyễn Công Trứ chủ trương thu hút tất cả những người có thể điều động được vào công cuộc khẩn hoang, trong đó hầu hết là nông dân lưu tán và những người trước vì giặc bức bách mà đi theo, nếu hoàn lương thì sẽ cấp ruộng cho làm: “Bình dân Bắc Thành, trước vì giặc bắt hiếp đi theo có đến hàng nghìn sợ hãi trốn biệt không có đường về, không khỏi đi theo những tướng giặc còn trốn. Xin phàm kẻ nào hối quá hoàn lương, thì cho đến sở Dinh điền thú tội, theo sức mà cấp ruộng cho làm”. Vua [Minh Mạng] đều y cho. Tháng 3 năm Mậu Tý (1828), vua Minh Mạng lệnh cho Nguyễn Công Trứ lĩnh chức Dinh điền sứ.

2. Đến Tiền Châu (Nam Định), Nguyễn Công Trứ nhanh chóng bắt tay tổ chức việc khai hoang, đem đất Tiền Châu cùng đất đối ngạn bên tả bên hữu đo đạc đất hoang chia cấp cho dân nghèo, thành 14 lý, 27 ấp, 20 trại, 10 giáp, số đinh được hơn 2.350 người, số ruộng được hơn 18.960 mẫu (Lý 600 mẫu, ấp 400 mẫu, trại 200 mẫu, giáp 120 mẫu.

Cứ 100 mẫu trừ đình chùa thổ trạch đất mạ, đất già 30 mẫu, còn thành điền 70 mẫu. Trong số 15 mẫu thì định làm nhất đẳng một mẫu, nhị đẳng 2 mẫu, tam đẳng 12 mẫu). Đến tháng 10 năm Mậu Tý (1828), ông đã thành lập một huyện mới có tên là Tiền Hải, thuộc phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định.

“Đại Nam thực lục chép”: “Một dải Tiền Châu liên tiếp bãi biển. Trước kia cây cỏ rậm rạp, bọn cướp hay tụ họp ở đấy, không ai dám đến gần. Đã có câu nói “ai dám đến đùa quấy ổ giặc mà chơi”. Lãnh Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ đến nơi, chiêu tập phủ dụ lòng người mới yên”.

Sau khi tổ chức khai khẩn vùng đất Tiền Châu thành công, nhận thấy vùng đất bồi ven biển Ninh Bình đã thành thổ màu mỡ phì nhiêu có thể cấy được lúa, Nguyễn Công Trứ lại tâu lên vua Minh Mạng xin khai khẩn: “Thần trộm thấy ở các huyện Yên Khánh, Yên Mô thuộc Ninh Bình, cùng chỗ đối ngạn với huyện Nam Chân thuộc Nam Định, một dải bãi biển còn nhiều đất hoang rậm, đất cấy lúa được chẳng kém gì Tiền Hải. Xin cho đến đo đạc để lập thành ấp lý”.

Đến tháng 3 năm Kỷ Sửu (1829), bắt đầu đặt huyện Kim Sơn, lệ vào phủ Yên Khánh, Ninh Bình. Lãnh Dinh điền sứ là Nguyễn Công Trứ, ở phía ngoài đê Hồng Lĩnh đo được số ruộng hoang là 14.620 mẫu, chia cấp cho dân nghèo hơn 1.260 người. Lập thành 3 làng, 22 ấp, 24 trại và 4 giáp chia làm 5 tổng, tâu xin đặt riêng một huyện gọi là Kim Sơn, chọn người hợp với địa phương làm Tri huyện để phủ dụ khuyên bảo. Nhà ở, lương tháng, trâu cày và điền khí của dân thì do quan cấp cũng như lệ huyện Tiền Hải.

Ruộng thực canh và ruộng khẩn thành điền thì bắt đầu từ năm này đánh thuế; ruộng lưu hoang thì năm Minh Mạng thứ 13 (1832) bắt đầu thu thuế. Vua cho là được. Bèn sai chọn đặt Tri huyện, chế ấn triện cấp cho, dựng huyện lỵ ở làng Quy Hậu, mộ lập lại và lệ đủ số (Đề lại 2 người, Thông lại 8 người, thuộc lệ 50), hằng năm cấp tiền công nhu 50 quan. Việc này được phản ánh trong bản Tấu của đình thần trình lên vua Minh Mạng, còn lưu lại trong tài liệu Châu bản triều Nguyễn :

“Đình thần kính tâu: ngày tháng 3 năm nay, căn cứ tập tâu của Nguyễn Công Trứ trình về việc xem xét cấp ruộng hoang ở các xã ven biển cho hạng dân nghèo khó, chia lập làng xóm riêng thành một huyện tên là huyện Kim Sơn. Xin ban sắc cho phái một viên làm Tri huyện huyện đó. Vâng chỉ “Đình thần chọn cử người rồi bổ nhậm chức đó” Kính tuân thánh ý, chúng thần chọn Tri huyện huyện Thụy Anh Nguyễn Hữu Thái điều bổ làm Tri huyện huyện Kim Sơn...”.

 

Giải thích các bước giải:

 

Lời giải 2 :

1. Sau khi dẹp tan nhiều cuộc nổi loạn, Nguyễn Công Trứ nhận thấy nhu cầu bức thiết của dân nghèo là cần có ruộng đất để sinh nhai, đồng thời quan sát thấy bãi biển Tiền Châu của huyện Chân Định, Nam Định ruộng đất mênh mông lại hoang hóa, Nguyễn Công Trứ dâng sớ trình bày sự cần thiết của việc vỡ ruộng hoang cho dân nghèo.

Theo “Đại Nam thực lục”, bản sớ có đoạn: “Đời làm ăn xưa chia ruộng định của, dân có nghiệp thường cho nên ở yên nơi làng mạc không có gian tà. Ngày nay những dân nghèo túng, ăn dưng chơi không, khi cùng thì họp nhau trộm cướp, cái tệ không ngăn cấm được. Trước thần đến Nam Định thấy ruộng bỏ hoang ở các huyện Giao Thuỷ, Chân Định mênh mông bát ngát.

Ngoài ra còn không biết mấy nghìn trăm mẫu, hỏi ra thì dân địa phương muốn khai khẩn, nhưng phí tổn nhiều, không đủ sức làm. Nếu cấp cho tiền công thì có thể nhóm họp dân nghèo mà khai khẩn, nhà nước phí tổn không mấy mà mối lợi tự nhiên sẽ đến vô cùng. Vả lại bãi Tiền Châu ở huyện Chân Định hoang rậm, trộm cướp thường tụ họp ở đấy làm sào huyệt, nay khai phá ra, không những có thể cho dân nghèo làm ăn, lại còn dứt được đảng ác”.

Có thể nói, Nguyễn Công Trứ không phải là người ưa nói suông, sau khi nhìn ra sự cần thiết và lợi ích của việc khẩn hoang, ông cũng đề xuất cách thức triển khai việc khẩn hoang: “Xin sai trấn thần khám xét, phàm những đất hoang có thể khai khẩn được, cho những người địa phương giàu có chia nhau trông coi công làm, mộ những dân nghèo các hạt đến khai khẩn, như mộ được 50 người thì lập làm một làng, cho làm lý trưởng, mộ được 30 người thì lập làm một ấp, cho làm ấp trưởng; đều tính đất chia cho.

Cấp cho tiền công để làm cửa nhà, mua trâu bò nông cụ; lại lượng cấp tiền gạo lương tháng trong hạn 6 tháng, ngoài hạn ấy thì làm lấy mà ăn, 3 năm thành ruộng, đến chiếu lệ tư điền mà đánh thuế. Quan phủ huyện sở tại lập kho chứa thóc để phòng năm mất mùa cho dân vay. Những làng ấp mới lập gọi là “quân Lực bản”.

Phàm các hạt xét thấy những dân du đãng không bấu víu vào đâu, đều đưa cả về đấy. Như thế thì đất không bỏ hoang, dân đều làm ruộng, phong tục kiêu bạc lại thành thuần hậu”. Nhận được lời tâu của ông, Vua [Minh Mạng] dụ rằng: “Nay các hạt Bắc Thành dần yên, nhân dân hơi biết hướng theo giáo hoá có thể nhân cơ hội này, đưa dân về ruộng đất, khiến yên nghiệp làm ăn, dân có của thường thì có lòng thường, bọn trộm cướp tất phải tan đi mà ngầm hoá.

Vả lại triều đình khai hoá không cái gì trước việc dạy dân chăm nghề gốc. Nay việc dinh điền đã giao cho khanh phàm việc có thể làm lợi trừ hại cho dân, cho tuỳ tiện mà làm, nên hết lòng xếp đặt sớm báo thành công, để yên ủi lòng Trẫm mong đợi”. Bên cạnh đó, ông còn quan tâm đến câu chuyện mấu chốt của việc khẩn hoang là tập hợp nhân lực.

Về vấn đề này, Nguyễn Công Trứ chủ trương thu hút tất cả những người có thể điều động được vào công cuộc khẩn hoang, trong đó hầu hết là nông dân lưu tán và những người trước vì giặc bức bách mà đi theo, nếu hoàn lương thì sẽ cấp ruộng cho làm: “Bình dân Bắc Thành, trước vì giặc bắt hiếp đi theo có đến hàng nghìn sợ hãi trốn biệt không có đường về, không khỏi đi theo những tướng giặc còn trốn. Xin phàm kẻ nào hối quá hoàn lương, thì cho đến sở Dinh điền thú tội, theo sức mà cấp ruộng cho làm”. Vua [Minh Mạng] đều y cho. Tháng 3 năm Mậu Tý (1828), vua Minh Mạng lệnh cho Nguyễn Công Trứ lĩnh chức Dinh điền sứ.

2. Đến Tiền Châu (Nam Định), Nguyễn Công Trứ nhanh chóng bắt tay tổ chức việc khai hoang, đem đất Tiền Châu cùng đất đối ngạn bên tả bên hữu đo đạc đất hoang chia cấp cho dân nghèo, thành 14 lý, 27 ấp, 20 trại, 10 giáp, số đinh được hơn 2.350 người, số ruộng được hơn 18.960 mẫu (Lý 600 mẫu, ấp 400 mẫu, trại 200 mẫu, giáp 120 mẫu.

Cứ 100 mẫu trừ đình chùa thổ trạch đất mạ, đất già 30 mẫu, còn thành điền 70 mẫu. Trong số 15 mẫu thì định làm nhất đẳng một mẫu, nhị đẳng 2 mẫu, tam đẳng 12 mẫu). Đến tháng 10 năm Mậu Tý (1828), ông đã thành lập một huyện mới có tên là Tiền Hải, thuộc phủ Kiến Xương, tỉnh Nam Định.

“Đại Nam thực lục chép”: “Một dải Tiền Châu liên tiếp bãi biển. Trước kia cây cỏ rậm rạp, bọn cướp hay tụ họp ở đấy, không ai dám đến gần. Đã có câu nói “ai dám đến đùa quấy ổ giặc mà chơi”. Lãnh Dinh điền sứ Nguyễn Công Trứ đến nơi, chiêu tập phủ dụ lòng người mới yên”.

Sau khi tổ chức khai khẩn vùng đất Tiền Châu thành công, nhận thấy vùng đất bồi ven biển Ninh Bình đã thành thổ màu mỡ phì nhiêu có thể cấy được lúa, Nguyễn Công Trứ lại tâu lên vua Minh Mạng xin khai khẩn: “Thần trộm thấy ở các huyện Yên Khánh, Yên Mô thuộc Ninh Bình, cùng chỗ đối ngạn với huyện Nam Chân thuộc Nam Định, một dải bãi biển còn nhiều đất hoang rậm, đất cấy lúa được chẳng kém gì Tiền Hải. Xin cho đến đo đạc để lập thành ấp lý”.

Đến tháng 3 năm Kỷ Sửu (1829), bắt đầu đặt huyện Kim Sơn, lệ vào phủ Yên Khánh, Ninh Bình. Lãnh Dinh điền sứ là Nguyễn Công Trứ, ở phía ngoài đê Hồng Lĩnh đo được số ruộng hoang là 14.620 mẫu, chia cấp cho dân nghèo hơn 1.260 người. Lập thành 3 làng, 22 ấp, 24 trại và 4 giáp chia làm 5 tổng, tâu xin đặt riêng một huyện gọi là Kim Sơn, chọn người hợp với địa phương làm Tri huyện để phủ dụ khuyên bảo. Nhà ở, lương tháng, trâu cày và điền khí của dân thì do quan cấp cũng như lệ huyện Tiền Hải.

Bạn có biết?

Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!

Nguồn :

timviec365.vn

Tâm sự lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực học tập bắt đầu hình thành nhưng chúng ta vẫn còn ở độ tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy biết cân đối giữa học và chơi, luôn giữ sự hào hứng trong học tập nhé!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK