. Những thuận lợi của ngành thủy sản nước ta:
a. Điều kiện tự nhiên:
– Nước ta có bờ biển dài với chiều dài 3260 km và có vùng đặc quyền kinh tế rộng.
– Dọc bờ biển có nhiều vùng – vịnh, những bãi triều, đầm phá, các dải rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ. Ở nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh có điều kiện thuận lợi cho nuôi thuỷ sản nước mặn (nuôi trên biển).
– Nước ta có nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, và các ô trũng ở vùng đồng bằng có khả năng nuôi trồng hải sản nước ngọt. Trên cả nước ta đã sử dụng hơn 850 nghìn ha diện tích mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản.
b. Điều kiện kinh tế – xã hội:
– Nhân dân và ngư dân nước ta có kinh nghiệm, truyền thống đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
– Các phương tiện phục vụ cho ngành thủy sản như tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn, ngày càng được đổi mới hơn.
– Nhà nước có những đổi mới trong chính sách khuyến khích phát triển các dịch vụ thuỷ sản và mở rộng chế biến thuỷ sản.
– Nhu cầu về các mặt hàng thuỷ sản trong và ngoài nước tăng nhiều trong những năm gần đây theo đó mà thị trường tiêu thụ được mở rộng.
2. Những khó khăn của ngành thủy sản nước ta:
a. Điều kiện tự nhiên:
– Vùng biển nước ta chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi thiên tai, mỗi năm có tới 9 – 10 cơn bão xuất hiện ở Biển Đông và khoảng 30 – 35 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều lần gây thiệt hại về người và tài sản của ngư dân, thiên tai nhiều làm hạn chế số ngày ra khơi.
– Một số vùng ven biển, do hoạt động của con người làm môi trường bị suy thoái, môi trường nước bị ô nhiễm nguồn lợi thủy sản suy giảm nhiều.
b. Điều kiện kinh tế – xã hội:
– Nghề thuỷ sản đòi hỏi phải đầu tư nguồn vốn rất lớn, đặc biệt là cơ sở vật chất, trong khi phần lớn ngư dân nước ta tập trung ở các làng nghề nghèo nên quy mô ngành thuỷ sản còn nhỏ..
– Việc nuôi trồng thuỷ sản cũng chưa được đổi mới, còn mang tính chất quảng canh nên năng suất thấp.
– Hệ thống các cảng cá chưa đáp ứng được yêu cầu không ngừng tăng của thị trường trong và ngoài nước.
– Do cơ sở vật chất chưa tiến bộ nên việc chế biến thuỷ sản, nâng cao chất lượng thương phẩm cũng còn nhiều hạn chế.
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2024 Giai BT SGK