Nguồn lao động mặt mạnh, mặt yếu? Hạn chế?
Thế mạnh
- Nguồn lao động dồi dào: dân số hoạt động kinh tế chiếm tỉ lệ lớn (có tới 45,0 triệu lao động năm 2008).
-Mỗi năm nước ta trung bình có thêm hơn 1 triệu lao động => nguồn nhân lực vô cùng quan trọng để phát triển kinh tế.
- Chất lượng nguồn lao động tăng lên:
+ Lao động qua đào tạo tăng lên từ 12,3% (1996) lên 25% (2005).
+ Người lao động cần cù, sáng tạo, tiếp thu nhanh các thành tựu khoa học kĩ thuật=> có kinh nghiệm sản xuất phong phú tích lũy qua nhiều thế hệ ( sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp...).
- Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc giảm.
- Cơ cấu lao động đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực
Hạn chế :
- Tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn cao..
- Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế còn chuyển dịch chậm.
- So với yêu cầu hiện nay lực lượng lao động có trình độ vẫn còn mỏng (đội ngũ cán bộ quản lí, công nhân kĩ thuật) thuộc lành nghề còn thiếu nhiều.
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2024 Giai BT SGK