Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 MƯA PHÙN, MƯA BỤI, MƯA XUÂN Mùa xuân đã tới. Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có...
Câu hỏi :

MƯA PHÙN, MƯA BỤI, MƯA XUÂN Mùa xuân đã tới. Các bạn hãy để ý một chút. Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Mưa rào mùa hạ. Mưa ngâu, mưa dầm mùa thu, mùa đông. Mùa xuân: mưa phùn, mưa bụi. Mưa xuân tới rồi. Ngoài kia đương mưa phùn. Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. Không phải tại sương mù ngoài hồ toả vào. Đấy là mưa bụi, hạt mưa từng làn lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. Phủi nhẹ một cái, rơi đâu mất. Mưa dây, mưa rợ, mưa phơi phới như rắc phấn mù mịt. Mưa phùn đem mùa xuân đến. Mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rờn cái trảng ruộng cao. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác. Những cây bằng lăng trơ trụi, lẻo khoẻo, thiểu não như cắm cái cọc cắm. Thế mà mưa bụi đã làm cho cái đầu cành bằng lăng nhú mầm. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Trên cành ngang, những hạt mưa thành dây chuỗi hạt trai treo lóng lánh. Ở búi cỏ dưới gốc, ô mạng nhện bám mưa bụi, như được choàng mảnh voan trắng. Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nẩy ra. Mưa bụi ấm áp. Cái cây được uống nước. Theo Tô Hoài Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: Những cơn mưa nào nhắc đến trong bài là: A. mưa rào B. mưa rào, mưa ngâu C. mưa bóng mây, mưa đá D. mưa rào, mưa ngâu, mưa dầm, mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi. Câu 2: Hình ảnh nào không miêu tả mưa xuân ? A. Lăng quăng, li ti đậu trên mái tóc. B. Mưa rào rào như quất vào mặt người qua đường. C. Mưa dây, mưa rợ như rắc phấn mù mịt. D. Mưa bụi đọng lại, thành những bọng nước bọc trắng ngần như thủy tinh. Câu 3: Hình ảnh nào miêu tả sức sống của cây cối khi có mưa xuân? A. Mưa phùn đem mùa xuân đến B. Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy. C. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác... D.Bốn mùa có hoa nở, bốn mùa cũng có nhiều thứ mưa khác nhau. Câu 4: Nội dung của đoạn văn trên nói về điều gì? A. Tả mưa phùn, mưa bụi, mưa xuân. B. Vẻ đẹp của mùa xuân và sức sống của cây cối khi có mưa xuân. C. Cảnh cây cối đâm chồi nảy lộc. D. Tả bốn mùa có mưa. Câu 5: Sức sống của cây cối khi có mưa xuân được nói đến trong bài qua hình ảnh của những loài cây nào? Viết câu Trả lời của em: Câu 6 : Từ đầu trong 2 câu: Vòm trời âm u. Cả đến mảnh trời trên đầu tường cũng không thấy . mang nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Câu trả lời của em là: .. Câu 7 : Từ nào đồng nghĩa với "mưa phùn"? A. Mưa bụi. B. Mưa bóng mây. C. Mưa rào. D.Mưa bão Câu 8: Từ trái nghĩa với từ li ti là: Câu 9. Những từ in đậm trong dòng nào dưới đây là từ đồng âm? A. Hoa thơm cỏ ngọt. / Cô ấy có giọng hát rất ngọt. B. Cánh cò bay lả dập dờn./ Bác thợ hồ đã cầm cái bay mới. C. Mây mờ che đỉnh trường Sơn./ Tham dự đỉnh cao mơ ước. D. Trăng đã lên cao / Kết quả học tập cao hơn trước. Câu 10:Đặt 1 câu có từ "xuân" mang nghĩa gốc và 1 câu có từ "xuân" mang nghĩa chuyển ? . Câu 11: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong bài viết: A.So sánh B. Nhân hoá C.Miêu tả D. cả A và B đều đúng h mùa thu")

Lời giải 1 :

Câu 1: D. mưa rào, mưa ngâu, mưa dầm, mưa xuân, mưa phùn, mưa bụi.

Câu 2: B. Mưa rào rào như quất vào mặt người qua đường.

Câu 3: C. Mầm cây sau sau, cây nhuội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác...

Câu 4: B. Vẻ đẹp của mùa xuân và sức sống của cây cối khi có mưa xuân.

Câu 5: Sức sống của cây cối khi có mưa xuân được nói đến qua hình ảnh của cây nhuội, cây bàng hai bên đường, và những cây bằng lăng.

Câu 6: Từ "Vòm trời âm u" mang nghĩa gốc.

Câu 7: B. Mưa bóng mây.

Câu 8: Lớn.

Câu 9: B. Cánh cò bay lả dập dờn./ Bác thợ hồ đã cầm cái bay mới.

Câu 10:

- Mang nghĩa gốc: Mưa xuân đã làm cho những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ.

- Mang nghĩa chuyển: Tuổi trẻ đang trong mùa xuân của cuộc đời.

Câu 11: C. Miêu tả

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK