Giải thích các bước giải:
1. Tổ chức ASEAN được thành lập vào năm 1967 với mục tiêu là tạo ra một khu vực hòa bình, an ninh và ổn định.
2. Hiệp hội các nước Đông Nam Á hiện nay đang áp dụng nhiều chiến lược để đảm bảo hòa bình, an ninh và ổn định khu vực. Để đạt được mục tiêu này, chúng đang thực hiện các hoạt động như trao đổi quan điểm, hợp tác công tác phòng chống tội phạm, hợp tác công tác cứu hộ và phòng thủ.
$#Hoidap247$
@quynhtrang06090
- Hoàn cảnh ra đời của tổ chức ASEAN:
+ Sau khi giành được độc lập và đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
+ Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm: Hợp tác phát triển kinh tế, hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.(nhất là Mĩ)
+ Ngày 8/8/1967 Hiệp hội các nước Đông Nam Á thành lập (viết tắt ASEAN) tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 nước thành viên: Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan.
- Mục tiêu và nguyên tắc họat động của tổ chức ASEAN:
- Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nổ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
- Nguyên tắc hoạt động:
+ Giữ vững hòa bình và ổn định khu vực.
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
+ Giúp đỡ để cùng nhau phát triển.
Hiệp hội các nước Đông Nam Á cần làm để đảm bảo hòa bình, an ninh và ổn định khu vực :
+ Trước những hành động leo thang của Trung Quốc ở biển Đông, tình hình ở Đông Nam Á ngày càng nóng lên, nguy cơ xung đột vũ trang có thể xảy ra, ASEAN cần đứng vai trò trung tâm, vai trò định hướng trong việc giải quyết các xung đột nhằm duy trì hoà bình, ổn định ở khu vực.
+ Cần coi trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế và Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
+ Quan điểm và lập trường hoà bình nhưng trên nguyên tắc là kiên quyết bảo vệ chủ quyền của các quốc gia và các cơ sở pháp lí quốc tế.
+ các nước Đông Nam Á phải có pháp luật khác hoặc một hình phạt nặng nhẹ thì tùy theo mức độ người đã làm trái luật
+ Tôn trọng, tuân thủ luật pháp quốc tế và những văn bản thỏa thuận giữa các nước trong khu vực, là cơ sở pháp lý để giữ gìn hòa bình và an ninh
+ Các nước cần tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; đề cao việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, chú trọng các giải pháp mang tính ngoại giao, thương lượng, hòa giải…
+ Phối hợp chặt chẽ, tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực để đề ra những giải pháp hiệu quả nhằm bảo đảm hòa bình và an ninh; lên án mạnh mẽ các hành động xâm phạm, trái phép trên biển Đông và có động thái ủng hộ lẫn nhau trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền…
+ Chủ động mở những diễn đàn song phương, đa phương; vận động sự ủng hộ, hợp tác của các nước lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trong việc giải quyết tranh chấp.
+ Ra sức xây dựng và phát triển kinh tế-KHKT, tăng cường sức mạnh an ninh quốc phòng, tăng cường các mối quan hệ hợp tác toàn diện để thúc đẩy sự phát triển của mỗi nước, nhằm phát huy sức mạnh nội lực cho cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền.
_________________________
Chúc bạn học tốt <33
Vote mình 5* và câu trlhn ạ ^^ cảm ơn
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2024 Giai BT SGK