Trang chủ Lịch Sử Lớp 10 Kể tên một di sản văn hóa của Đồng Tháp được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Thế...
Câu hỏi :

Kể tên một di sản văn hóa của Đồng Tháp được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa Thế giới. Giới thiệu về giá trị lịch sử, văn hóa và đề xuất biện pháp bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản đó.

Trả lời:

Đề xuất biện pháp bảo tồn các di tích lịch sử, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.

Trả lời:

Lời giải 1 :

- Tháng 12 năm 1999 khu đền tháp Mỹ Sơn đã được UNESCO ghi tên vào danh mục các di sản văn hóa thế giới.

-Kiến trúc sư tài ba Kazik (người Ba Lan) nhiều năm gắn bó với Mỹ Sơn cho rằng: Người Chămpa cổ đã gửi tâm linh vào đất đá và đã biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ, thâm nghiêm, hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết. Những di tích của khu đền tháp Mỹ Sơn là những công trình quan trọng nhất và cũng rất bí ẩn của nền văn hóa Chămpa cổ. Hầu hết công trình được kết cấu bằng gạch nung với trụ đá và trang trí những phù điêu sa thạch thể hiện các giai thoại của nền văn minh sông Hằng - Ấn Độ.

Với lịch sử hình thành trải dài gần ngàn năm, Mỹ Sơn là nơi ghi dấu sự phát triển rực rỡ, đặc sắc của nền nghệ thuật Chămpa. Bên cạnh tháp chính (Kalan) là những tháp thờ nhiều vị thần khác hoặc thờ những vị vua đã mất. Nhiều phong cách kiến trúc Chămpa được khẳng định và phát triển trong quần thể di tích này. Là trung tâm tôn giáo vương quốc cổ Chămpa, Mỹ Sơn có một vị trí tâm linh quan trọng trong cộng đồng dân cư, là chỗ dựa tinh thần của người Chăm xưa, đồng thời đây cũng là công trình nghệ thuật độc đáo có giá trị của nhân loại. Nơi đây từng viên gạch, góc tháp đều mang giá trị lịch sử, văn hóa được làm nên bằng sức sáng tạo của con người.

- Để bảo tồn và phát huy giá trị di sản một cách hiệu quả, cần tập trung vào một số công việc sau:

- Tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo tồn di sản:

+ Nâng cao nhận thức của tập thể và cá nhân về giá trị của di sản.

+ Giáo dục ý thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm của cá | nhân và cộng đồng về việc bảo vệ di sản.

- Đầu tư cho cơ sở vật chất

+ Đầu tư cho việc nghiên cứu, khảo sát về di sản,...

+ Đầu tư cơ sở vật chất, nguồn vốn để bảo tồn di sản; sử dụng có hiệu quả, tiết kiệm nguồn đầu tư đó,...

+ Đầu tư cho nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để quản lí di sản.

- Tăng cường biện pháp bảo vệ di sản:

+ Tăng cường năng lực tổ chức, quản lý nhà nước đối với di sản.

+ Xã hội hoá công tác bảo vệ, thông qua phát huy vai trò của cộng đồng địa phương.

+ Giải quyết hài hoà giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế - xã hội.

+ Xử lí kịp thời những vi phạm trong quá trình bảo vệ, khai thác giá trị di sản.

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK