Trang chủ Sinh Học Lớp 8 hóa, ảnh động. - Trình bày được chức tăng của hệ tiêu hóa; kể tên được các cơ quan của...
Câu hỏi :

Ai biết làm giúp e vs ạ

image

hóa, ảnh động. - Trình bày được chức tăng của hệ tiêu hóa; kể tên được các cơ quan của hệ tiêu hóa, nếu được chức năng của môi cơ quan và sự phối hợp các c

Lời giải 1 :

Tranhavy131029

Trả lời:

$^{o}$Chức năng của hệ tiêu hóa là: 

-> Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được qua thành ruột và thải bỏ các chất thừa không thể hấp thụ được.

$^{o}$Các cơ quan của hệ tiêu hóa và chức năng của mỗi cơ quan là:

- Khoang miệng: Nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt làm cho thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành viên thức ăn mềm, nhuyễn, thấm đẫm nước bọt và dễ nuốt.

- Họng: Là nơi tiếp nhận thức ăn từ miệng để đi xuống thực quản.

- Thực quản: Đưa thức ăn xuống dạ dày.

- Dạ dày: Nghiền nát thức ăn, chuyển hóa thức ăn bằng cách tiết ra enzyme tiêu hóa trong dịch vị.

- Tá tràng: Là nơi tiếp nhận dịch mật từ gan qua ống mật chủ, dịch tụy từ ống tụy chính.

- Đại tràng: Nhận thức ăn đã được tiêu hóa và hấp thụ phần lớn chất dinh dưỡng từ ruột non.

- Ruột non: Là nơi xảy ra sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn chính của cơ thể.

- Ruột già: Thực hiện tiêu hóa thức ăn, hấp thụ nước, vitamin, các chất dinh dưỡng, chất điện giải từ thức ăn.

- Hậu môn: Đựng và đào thải phân, đồng thời tiết dịch nhầy để bôi trơn giúp phân dễ dàng di chuyển ra khỏi cơ thể và hấp thu nước.

$^{o}$Sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của hệ tiêu hóa là:

- Thức ăn khi đi vào khoang miệng được tiêu hóa cơ học nhờ hoạt động nhai, nghiền của răng và đảo trộn của lưỡi. Tiêu hóa hóa học nhờ enzyme amylase của tuyến nước bọt giúp biến đổi một phần tinh bột chín trong thức ăn thành đường maltose.

- Sau đó, thức ăn được đẩy xuống thực quản và đưa tới dạ dày. Dạ dày co bóp giúp thức ăn được nhuyễn và thấm đều dịch vị. Enzyme pepsin trong dịch vị giúp biến đổi một phần protein trong thức ăn.

- Thức ăn từ dạ dày được chuyển xuống ruột non, tại đây có ba loại dịch là dịch tụy, dịch mật và dịch ruột chứa các enzyme giúp biến đổi chất dinh dưỡng trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

- Phần lớn chất dinh dưỡng đã được hấp thụ qua thành ruột non, thức ăn chuyển xuống ruột già sẽ hấp thụ thêm một số chất dinh dưỡng, chủ yếu hấp thụ lại nước, cô đặc chất bã. Hoạt động của một số vi khuẩn của ruột già phân giải những chất còn lại tạo thành phân và thải ra ngoài nhờ nhu động của ruột già theo cơ chế phản xạ qua hậu môn.

Chúc bạn học tốt!

 

Lời giải 2 :

- Chức năng của hệ tiêu hóa: Biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được và loại chất thải ra khỏi cơ thể.
- Các cơ quan trong hệ tiêu hóa: miệng, tuyến nước bọt, hầu, thực quản, dạ dày, gan, mật, tụy, ruột non, ruột già, hậu môn.
- Chức năng của từng cơ quan:
+ Chức năng của miệng và tuyến nước bọt: nhai, đảo trộn và tạo viên thức ăn (miệng); làm mềm thức ăn, thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt (tuyến nước bọt)
+ Chức năng của dạ dày: Dạ dày co bóp thức ăn giúp chúng được nhuyễn và thấm đều dịch vị.
+ Chức năng của ruột non: Gan, tụy, tuyến ruột tiết dịch tiêu hóa giúp hòa loãng thức ăn; sự co bóp của ruột non làm thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa.
+ Chức năng của ruột già và trực tràng: ruột già sẽ hấp thụ 1 số chất dinh dưỡng, chủ yếu hấp thụ lại nước, cô đặc chất bã (ruột già); tạo phân và thải ra ngoài hậu môn.
- Các cơ quan trong hệ tiêu hóa có sự phối hợp nhịp nhàng, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Chế độ dinh dưỡng của mỗi người phụ thuộc vào nhiều yếu tố (độ tuổi, giới tính, trạng thái sinh lý, lao động,...) trong đó có nhu cầu dinh dưỡng.

 

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật, cách thức các cá thể và loài tồn tại, nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng. Hãy khám phá và hiểu biết sâu sắc về sự sống xung quanh chúng ta!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK