Trang chủ Lịch Sử Lớp 8 Nguyên nhân xung đọt nam Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.hậu quả là gì câu hỏi 6399991
Câu hỏi :

Nguyên nhân xung đọt nam Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.hậu quả là gì

Lời giải 1 :

Nguyên nhân dẫn đến xung đột Nam – Bắc triều:

- Nhà Mạc được thành lập, một bộ phận quan lại trung thành với triều Lê sơ ra sức chống lại nhằm khôi phục vương triều 

- Năm 1533, Nguyễn Kim – một tướng cũ của nhà Lê chạy vào Thanh Hoá rồi sang Lào tập hợp lực lượng, chống nhà Mạc

- Năm 1545, Nguyễn Kim mất, con rể là Trịnh Kiểm lên thay thế. Đất nước dần hình thành hai khu vực dưới sự kiểm soát của nhà Mạc (còn gọi là Bắc triều) và nhà Lê trung hưng (còn gọi là Nam triều).

- Mâu thuẫn Nam Bắc triều dẫn đến cuộc xung đột gần 60 năm (1533 – 1592)

Hậu quả của cuộc xung đột:

- Gây nên tổn thất lớn về sinh mạng cho cả hai bên.

- Ở nhiều nơi, mùa màng bị tàn phá, ruộng đất bỏ hoang, làng mạc tiêu điều.

- Cuộc xung đột Nam – Bắc triều cũng tạo ra mầm mống dẫn đến xung đột Trịnh – Nguyễn sau đó.

Nguyên nhân bùng nổ xung đột Trịnh Nguyễn:

- Năm 1958, trong bối cảnh xung đột Nam – Bắc triều, Nguyễn Hoàng (con thứcủa Nguyễn Kim) được nhà Lê trung hưng cử vào làm Trấn thủ Thuận Hóa, sau đólà cả vùng Quảng Nam

- Quyền lực của Nguyễn Hoàng và họ Nguyễn ở khu vựcThuận - Quảng ngày càng lớn

- Sau khi Nguyễn Hoàng qua đời (1613), mâu thuẫngiữa chính quyền Lê - Trịnh và họ Nguyễn gia tăng

- Năm 1627, nhà Lê trung hưngđưa quân đánh vào Thuận Hoá, xung đột Trịnh – Nguyễn bùng nổ

Hậu quả của xung đột Trịnh Nguyễn:

- Gây ra tình trạng chia cắt đất nước thànhĐàng Trong và Đàng Ngoài, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới.

- Làm suy yếu quốc gia Đại Việt.

- Do nhu cầu về vũ khí trong quá trình xung đột. chính quyền Lê - Trịnh và chúa Nguyễn đã có những chính sách ưu dài dối với người phương Tây, đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của ngoại thương.

- Trước sức ép tấn công của nhà Lê – Trịnh, chúa Nguyễn tìm cách mở rộng lãnh thổ về phía nam.



Lời giải 2 :

Nguyên nhân xung đột Nam-Bắc Triều:

- thế lực nhà Lê suy yếu 

- cuộc tranh chấp quyền lực ngày càng quyết liệt

- họ Mạc tiêu diệt các thế lực đối lập, thâu tóm mọi quyền hành 

- nhiều cực thần nhà Lê không chấp nhận sự chính thống

Hệ quả:

- Gây nên tổn thất lớn về sinh mạng cho cả hai bên. Ở nhiều nơi, mùa màng bị tàn phá, ruộng đất bỏ hoang, làng mạc tiêu điều.

- Tạo ra mầm mống dẫn đến xung đột Trịnh - Nguyễn sau đó.

Nguyên nhân xung đột Trịnh- Nguyễn:

- năm 1545, Nguyễn Kim chết , con rễ là Trịnh Kiểm lên thay nắm mọi binh quyền  => thế lực họ Trịnh

- năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn thủ vùng Thuận Hóa, Quảng Nam => Hình thành thế lực họ Nguyễn

- năm 1627, xung đột Trịnh- Nguyễn

Hệ quả: 

- đất nước bị chia cắt, đát nước Đàng Trong và Đàng Ngoài

-gây nhiều đau thương và tổn thất cho nhân dân và tổn hại đến sự phát triển chung của quốc gia dân tộc

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK