Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Câu 1 Từ nào dưới đây viết sai chính tả? A. sâu sa B. liêu xiêu C. xây dựng D....
Câu hỏi :

Câu 1 Từ nào dưới đây viết sai chính tả? A. sâu sa B. liêu xiêu C. xây dựng D. lao xao Câu 2 Chủ ngữ "Chú công" có thể ghép với nội dung nào dưới đây để tạo thành câu kể "Ai làm gì?"? A. Xinh đẹp và duyên dáng B. Là nghệ sĩ múa tài ba của khu rừng C. Có bộ trang phục lộng lẫy, rực rỡ D. Biểu diễn một điệu múa đặc sắc Câu 3 Từ nào dưới đây là tính từ? A. dọn dẹp B. da dẻ C. thon thả D. dân ca Câu 4 Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh phù hợp với bức tranh sau? A. Bông lúa chín vàng uốn cong như chiếc cần câu. B. Cánh đồng trải rộng như một tấm thảm xanh rì. C. Những giọt sương long lanh như viên pha lê. D. Chùm quả sai lúc lỉu như những chiếc đèn lồng. Câu 5 Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ chứa tiếng "trung" có nghĩa là "một lòng một dạ"? A. trung thành, trung thực, trung gian B. trung tâm, trung bình, trung du C. trung ương, trung điểm, trung thực D. trung hậu, trung kiên, trung nghĩa Câu 6 Từ nào dưới đây là từ ghép? A. buôn bán B. bình bịch C. bì bõm D. bập bênh Câu 7 Câu nào dưới đây phân tách đúng thành phần chủ ngữ và vị ngữ của câu? A. Trời mưa / lớn khiến nước sông dâng cao. B. Ánh nắng chiếu / qua cửa sổ làm tôi tỉnh giấc. C. Mùa xuân, cây cối đâm chồi / nảy lộc. D. Tiếng chim hót / rộn vang cả khu vườn. Câu 8 Từ nào dưới đây viết sai chính tả? A. di truyền B. bóng truyền C. truyền thụ D. truyền bá Câu 9 Câu nào dưới đây có động từ chỉ trạng thái? A. Chiều nào Trang cũng giúp ông bà tưới nước cho vườn rau nhỏ. B. Liên tham gia cuộc thi sáng tác truyện cho thiếu nhi. C. Thanh rất lo lắng cho kì thi cuối học kì sắp tới. D. Lớp em tập luyện để biểu diễn một tiết mục văn nghệ. Câu 10 Từ nào dưới đây là từ láy? A. thầy cô B. lao động C. lặng lẽ D. không gian

Lời giải 1 :

$# Đzai wa$

Câu 1 :

Đáp án : A . Sâu sa

+ Giải thích : Các từ liêu xiêu , xây dựng , lao xao đã viết đúng chính tả còn từ sâu sa thì sai . Sửa lại thành : sâu xa

Câu 2 : 

→ Đáp án : D . Biểu diễn một điệu múa đặc sắc

+ Giải thích : Vì "chú công" là chủ ngữ ( các từ chỉ sự vật , hiện tượng ,...) mà từ ngữ "Biểu diễn một điệu múa đặc sắc" là cụm động từ thể hiện vị ngữ ( các từ chỉ hoạt động , trạng thái ,...) ⇒ D là đáp án đúng .

Câu 3 :

→ Đáp án : C. thon thả 

+ Giải thích : Tính từ được sử dụng để miêu tả tính chất hoặc trạng thái của một danh từ hoặc đại từ . Mà "dọn dẹp" là hoạt động , "da dẻ" và "dân ca" là danh từ ⇒ C là đáp án đúng .

Câu 4 :

→ Đáp án : B. Cánh đồng trải rộng như một tấm thảm xanh

+ Giải thích : Vì bức tranh trên đang gợi lên hình ảnh cánh đồng xanh bát ngát mà A , C , D không miêu tả cánh đồng và chúng không có trên bức tranh ⇒ B là đáp án đúng .

Câu 5 :

→ Đáp án : D. Trung hậu, trung kiên, trung nghĩa

+ Giải thích :

- Trung gian là :ở khoảng giữa, có tính chất chuyển tiếp hoặc nối liền giữa hai cái gì ( loại )

- Trung tâm là : chỉ một địa điểm ở giữa . ( loại )

- Trung ương là : cơ quan lãnh đạo cao nhất cả nước . ( loại )

⇒ D là đáp án đúng .

Câu 6 :

→ Đáp án : A . Buôn bán .

+ Giải thích : bình bịch , bì bõm , bập bênh đều là từ láy vì có điệp vần nhau ở đâm đầu, âm cuối, vần hay cả âm đầu và âm cuối ( Loại ) ⇒ A là đáp án đúng .

Câu 7 :

→ Đáp án : D. Tiếng chim hót / rộn vang cả khu vườn .

+ Giải thích :

- A chủ ngữ phải là: Trời mưa lớn / khiến nước sông dâng cao ( loại )

- B chủ ngữ phải là: Ánh nắng chiếu qua cửa sổ / làm tôi tỉnh giấc ( loại )

- C chủ ngữ phải là: Mùa xuân / cây cối đâm chồi nảy lộc ( loại )

⇒ D là đáp án đúng .

Câu 8 : 

→ Đáp án : B. bóng truyền

+ Giải thích : Vì từ truyền là "ch" chứ không phải "tr" ⇒ Sửa thành bóng chuyền

Câu 9 :

→ Đáp án : C. Thanh rất lo lắng cho kì thi cuối học kì sắp tới .

+ Giải thích : Động từ "lo lắng" không diễn tả một hành động cụ thể mà chỉ thể hiện trạng thái tâm lý hoặc cảm xúc của bạn Thanh...

Câu 10 :

→ Đáp án : C. lặng lẽ

+ Giải thích : Từ láy là những từ có tiếng có một hay hai tiếng không có nghĩa . Thầy cô , lao động , không gian là từ ghép còn lặng lẽ là từ láy ( láy âm đầu ) 

Lời giải 2 :

Câu1:  A;Câu 2: D ;Câu 3: D; Câu 4: B;Câu 5: D ; Câu 6: A;Câu 7: D;Câu 8: B; Câu9: C; Câu 10: C

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK