1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Đoạn văn Sông nước Cà Mau trích từ chương XVIII, truyện Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi.
- Đoạn văn Vượt thác trích từ chương XI, truyện Quê nội của nhà văn Võ Quảng.
2. Thân bài:
* Ở đoạn văn Sông nước Cà Mau:
a/ Những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên:
- Là cảnh sông ngòi, kênh rạch vùng châu thổ miền Tây Nam Bộ, giáp với biển.
- Kênh rạch chằng chịt như mạng nhện. Không gian rộng lớn, khung cảnh tràn ngập một màu xanh của trời, nước, rừng cây…
- Sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển, cá rất nhiều… Hai bên bờ là rừng đước cao ngất như bức trường thành.
- Chợ nổi họp trên sông, thuyền bè tấp nập, hàng hoá phong phú…
- Đất mũi Cà Mau là mảnh đất lận cùng của Tổ quốc Việt Nam giàu và đẹp.
b/ Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả:
- Tác giả đã sử dụng một số biện pháp nghệ thuật thích hợp như: tả xen với kể, dùng nhiều điệp từ, đặc biệt là những từ chỉ màu sắc và trạng thái cảm giác.
- Tác giả quan sát rất kĩ, miêu tả vừa bao quát vừa cụ thể, chú ý đến hình khối, màu sắc, âm thanh…
* Ở đoạn văn Vượt thác:
a/ Những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên:
- Là cảnh sông nước miền Trung Trung Bộ (Quảng Nam, Quảng Ngãi… ).
- Ở vùng hạ lưu, sông Thu Bồn chảy giữa những bãi dâu xanh bạt ngàn.
- Ở thượng nguồn, sông có nhiều thác. Hai bên bờ sông là vách đá dựng đứng, nước chảy xiết.
- Thuyền ngược dòng phải chống bằng sào, rất vất vả.
- Dòng sông chảy quanh co dọc những triền núi cao sừng sững với những cây cổ thụ mọc trên sườn núi.
- Qua nhiều lớp núi, đồng ruộng lại mở ra thoáng đãng…
b/ Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả:
- Phối hợp miêu tả cảnh vật thiên nhiên với hoạt động của con người đưa thuyền ngược lòng, vượt thác.
- Đoạn văn sử dụng biện pháp so sánh và nhân hoá, làm cho khung cảnh thêm phong phú, sinh động
3. Kết bài:
- Hai đoạn văn đều tả cảnh sông nước. Một đoạn tả khung cảnh sông nước miền Tây qua đôi mắt của người ngồi trên thuyền xuôi từ sông ra cửa biển. Một đoạn tả cảnh sông nước miền Trung qua quan sát và nhận xét của người chống thuyền ngược dòng từ miền xuôi lên miền núi.
- Cả hai đoạn văn đểu là những bức tranh thiên nhiên vô cùng đẹp đẽ.
Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!
Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!
Copyright © 2024 Giai BT SGK