Trang chủ Sinh Học Lớp 9 Câu 1. Các gen quy định tính trạng nằm trên: A. NST giới tính. B. Trên NST thường C. Trên...
Câu hỏi :

Câu 1. Các gen quy định tính trạng nằm trên: A. NST giới tính. B. Trên NST thường C. Trên NST giới tính Y, X. D. Trên NST thường và giới tính Câu 2. Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 20 ở kì đầu giảm phân I có: A. 20 cromatit và 20 tâm động. B. 40 cromatit và 20 tâm động. C. 10 cromatit và 10 tâm động. D. 40 cromatit và 40 tâm động. Câu 3. Số lượng NST trong một giao tử là: A. 1n NST. B. 2n NST kép. C. 2n NST. D. 1n NST kép. Câu 4. Cơ sở tế bào học của sự di truyền giới tính là: A. Sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân và thụ tinh. B. Sự phân li cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân. C. Sự tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình thụ tinh. D. Sự phân li và tổ hợp cặp NST giới tính trong quá trình nguyên phân và thụ tinh. Câu 5: Ở đậu Hà Lan , gen A quy định hoa đỏ, gen a quy định hoa trắng. Cho lai cây hoa đỏ với hoa trắng ở F1thu được 51% cây hoa đỏ: 49% cây hoa trắng . Kiểu gen của phép lai trên là: A. P:AA x aa B. P :AA x Aa C. P: Aa x Aa D. P: Aa x aa Câu 6: Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật là A. Sinh sản vô tính B. Sinh sản hữu tính C. Sinh sản sinh trưởng D. Sinh sản nảy chồi Câu 7: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về A. Sự phân li độc lập của các tính trạng. B. Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1. C. Sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh. D. Sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân. Câu 8: Phép lai tạo ra con lai đồng tính, tức chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình là A. AABb x AABb B. AaBB x Aabb C. AAbb x aaBB D. Aabb x aabb Câu 9:Ý nghĩa cơ bản của qúa trình nguyên phân là gì? A. Sự phân chia đồng đều chất tế bào mẹ cho 2 tế bào con. B. Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con. C. Sự phân li đồng đều 2 crômatit về 2 tế bào con. D. Sự phân chia đồng đều chất nhân Câu 10: Số NST ở kì giữa của nguyên phân: A. 2n B. 2n kép C. n D. n kép Câu 11 :Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là: A. Sự kết hợp nhân của hai giao tử đơn bội. B.Sự kết hợp theo nguyên tắc 1 giao tử đực với 1 giao tử cái. C. Sự tổ hợp bộ nhiễm sắc thể của giao tử đực với giao tử cái. D. Sự tạo thành hợp tử. Câu 12:Theo nguyên tắc bổ sung thì: A. A = T; G = X B.A + G = T + X C. A + T + X = G + X + T D.A = G; T = X Câu 13:Quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra ở kì: A.Kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D.Kì sau và Kì cuối Câu 14. 1 tế bào sinh dục sơ khai đực và 1 tế bào sinh dục sơ khai cái đều nguyên phân liên tiếp 3 lần. Các tế bào con tham gia giảm phân bình thường. Số lượng giao tử đực và giao tử cái được tạo thành là: A. 32 và 32. B. 32 và 16. C. 32 và 8. D. 8 và 8. Câu 15. 4 tế bào sinh dục sơ khai phân bào liên tiếp với số lần như nhau ở vùng sinh sản, môi trường cung cấp 672 nhiễm sắc thể đơn, tất cả các tế bào con đến vùng chín giảm phân đã đòi hỏi môi trường tế bào cung cấp thêm 768 nhiễm sắc thể đơn. Biết không có hiện tượng trao đổi chéo xảy ra trong giảm phân. Hãy xác định bộ nhiễm sắc thể 2n của loài. A. 12.     B. 24.     C. 32.      D. 46. Câu 16: Biến dị tổ hợp là gì? A. Là làm thay đổi những kiểu hình đã có B. Là tạo ra những biến đổi hàng loạt C. Là sự tổ hợp lại những tính trạng đã có ở bố mẹ D. Không di truyền được. Câu 17: Tại sao biến dị tổ hợp chỉ xảy ra trong sinh sản hữu tính? A. Vì thông qua giảm phân (phân li độc lập, tổ hợp tự do của các cặp gen tương ứng) đã tạo ra sự đa dạng của các giao tử B. Vì trong thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên đã tạo ra nhiều tổ hợp gen C. Vì trong quá trình giảm phân đã có những biến đổi của các gen. D. Cả A, B Câu 18: Xác định số loại giao tử và các giao tử được tạo thành từ cơ thể có kiểu gen sau: Ví dụ: Kiểu gen: Aabb 2 loại giao tử: Ab, ab A. DDEE 1 loại:. B. AB . ab C. AaBb Câu 19: Tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể được gọi là: A. Kiểu gen B. Kiểu hình C. Tính trạng trội D. Tính trạng lặn Câu 20: Sự sinh trưởng ở các tế bào, mô, cơ quan là nhờ quá trình nào? A. Giảm phân. B. Nguyên phân. C. Thụ tinh. D. Phát sinh giao tử.

Lời giải 1 :

Đáp án:

 

Giải thích các bước giải:

 Câu 1: Các gen quy định tính trạng nằm trên: NST thường và NST giới tính.

⇒ Đáp án cần chọn là D.

Câu 2: Đáp án B. Vì ở kì đầu của giảm phân I, số cromatit = 4n và số tâm động = 2n. 

Câu 3: Số lượng NST trong một giao tử bình thường là: n

⇒ Đáp án cần chọn là A.

Câu 4: Cơ sở tế bào học của sự di truyền giới tính là: Sự phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong quá trình giảm phân.

⇒ Đáp án cần chọn là A.

Câu 5: Theo đề bài ta có F1 thu được 51% hoa đỏ : 49% hoa trắng = 1 : 1 ⇒ đây là phép lai phân tích, với hoa đỏ là tính trạng trội mang kiểu gen Aa, hoa trắng là tính trạng lặn mang kiểu gen aa

⇒ P là phép lai của 2 kiểu gen Aa, aa

⇒ Đáp án cần chọn là D. 

Câu 6: Hình thức sinh sản tạo ra nhiều biến dị tổ hợp ở sinh vật là: Sinh sản hữu tính. 

⇒ Đáp án cần chọn là B.

Câu 7: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về: Sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.

⇒ Đáp án cần chọn là D.

Câu 8: Phép lai tạo ra con lai đồng tính, tức chỉ xuất hiện duy nhất 1 kiểu hình là:

Xét các phép lai:

A) AA × AA → 1 kiểu hình; Bb × Bb → 2 Kiểu hình (Loại)

B) Aa × Aa → 2 kiểu hình (Loại)

C) AA × aa → 1 kiểu hình, bb × BB → 1 kiểu hình (thỏa mãn).

D) Aa × aa → 2 kiểu hình (Loại)

Đáp án cần chọn là C.

Câu 9: Ý nghĩa cơ bản của qúa trình nguyên phân là: Sự sao chép nguyên vẹn bộ NST của tế bào mẹ cho 2 tế bào con.

⇒ Đáp án cần chọn là B.

Câu 10: Số NST ở kì giữa của nguyên phân: 2n kép. 

⇒ Đáp án cần chọn là B.

Câu 11: Sự kiện quan trọng nhất trong quá trình thụ tinh là: Sự kết hợp của 2 bộ nhân đơn bội (n NST) tạo ra bộ nhân lưỡng bội (2n NST) ở hợp tử.

⇒ Đáp án cần chọn là A.

Câu 12: Theo nguyên tắc bổ sung thì: A = T; G = X.   

⇒ Đáp án cần chọn là A.

Câu 13: Quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra ở kì: Kì trung gian. 

⇒ Đáp án cần chọn là A.

Câu 14:

Lời giải: 

+) Số tế bào sinh dục sơ khai cái tạo ra sau nguyên phân = Số tế bào sinh dục sơ khai đực tạo ra sau nguyên phân = 2³ = 8.

-1 tế bào sinh dục sơ khai cái giảm phân tạo ra 1 trứng (giao tử cái) ⇒16  tế bào sinh dục sơ khai cái giảm phân tạo ra 16 trứng 

-1 tế bào sinh dục sơ khai đực giảm phân tạo ra 4 tinh trùng (giao tử đực) ⇒ 16 tế bào sinh dục sơ khai đực giảm phân tạo ra: 8 × 4 = 32 tinh trùng (giao tử đực).

⇒ Đáp án cần chọn là C.

Câu 15: 

Lời giải: 

Gọi x là số lần nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai, 2n là bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài, ta có: $\begin{cases} 4.2n(2^{x} - 1) = 672\\4.2n.2^{x} = 768 \end{cases}$ ⇒ 2n = 24 (NST).

⇒ Đáp án cần chọn là B.

Câu 16: Biến dị tổ hợp là: Là sự tổ hợp lại những tính trạng đã có ở bố mẹ.

⇒ Đáp án cần chọn là C.

Câu 17:

Lời giải:

Biến dị tổ hợp chỉ xảy ra trong sinh sản hữu tính vì thông qua giảm phân (phân li độc lập, tổ hợp tự do của các cặp tương ứng) đã tạo ra sự đa dạng của các giao tử và trong thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên đã tạo ra nhiều tổ hợp gen.

⇒ Đáp án cần chọn là D.

Câu 19: Tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể được gọi là: Kiểu hình. 

⇒ Đáp án cần chọn là B.

Câu 20:

Lời giải:

Sự sinh trưởng ở các mô, cơ quan và tế bào là nhờ quá trình nguyên phân. Giúp tế bào phân chia.

⇒ Đáp án cần chọn là B.

Chúc bạn học tốt! 

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật, cách thức các cá thể và loài tồn tại, nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng. Hãy khám phá và hiểu biết sâu sắc về sự sống xung quanh chúng ta!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK