Trang chủ Địa Lý Lớp 8 (1) Lấy ví dụ chứng minh khai thác khoảng săn có ảnh hưởng đến môi trường ở nước ta. (2)...
Câu hỏi :

(1) Lấy ví dụ chứng minh khai thác khoảng săn có ảnh hưởng đến môi trường ở nước ta. (2) Sử dụng internet,tìm hiểu về một nguồn năng lượng thay thế được sử dụng ở nước ta và trình bày trước lớp.

Lời giải 1 :

(1) Ví dụ như : Trong khai thác mỏ kim loại, tác động đến đất, ảnh hưởng lớn đến rừng và thảm thực vật ở chỗ khai thác. Việc khai thác vật liệu xây dựng, nguyên liệu cho sản xuất phân bón và hóa chất như đá vôi làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước nghiêm trọng. Do quy trình khai thác lạc hậu, hàm lượng bụi tại những nơi này thường rất cao có gây ra nhiều nguy hiểm.

(2) Nguồn năng lượng thay thế là vd như : Năng lượng mặt trời cho tới bây giờ chúng ta mới chỉ sử dụng một phần rất nhỏ của năng lượng mặt trời có sẵn, khai thác năng lượng mặt trời đang phát triển nhanh chóng có thể nói nguồn năng lượng mặt trời sẽ là một trong những nguồn năng lượng chủ chốt, có tính ứng dụng và thay thế cao nhất. Hiện tại bây h cũng có một số loại xe ô tô sd năng lượng mặt trời sd nhiệt từ Mặt Trời để sưởi ấm, đun nước, làm mát không gian, nấu ăn…

Cám ơn và chúc bn hc tốt !

Lời giải 2 :

  • + (1) Lấy ví dụ chứng minh khai thác khoảng săn có ảnh hưởng đến môi trường ở nước ta.
  • -Khai thác than ở Quảng Ninh:Theo bài báo , năm 2006 các mỏ than của Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam đã thải vào môi trường tới 182,6 triệu m3 đất đá và khoảng 70 triệu m3 nước thải từ mỏ. Quá trình khai thác than đã gây ra sự ô nhiễm không khí, nước, đất và cảnh quan khu vực. Nước ở các mỏ than thường có hàm lượng các ion kim loại nặng, á kim, các hợp chất hữu cơ, các nguyên tố phóng xạ cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép.
  • - Khai thác và tuyển quặng vàng ở Lào Cai, Bắc Kạn, Quảng Nam: Theo bài báo này, việc khai thác và tuyển quặng vàng phải dùng đến thuốc tuyển chứa Hg, ngoài ra, các nguyên tố kim loại nặng như asen, antimoan, các loại quặng sunfua, có thể rửa lũa hoà tan vào nước. Vì vậy, ô nhiễm hoá học do khai thác và tuyển quặng vàng là nguy cơ đáng lo ngại đối với nguồn nước sinh hoạt và nước nông nghiệp. Tại những khu vực này, nước thường bị nhiễm bẩn bởi bùn sét, một số kim loại nặng và hợp chất độc như Hg, As, Pb v.v… mà nguyên nhân chính là do nước thải, chất thải rắn không được xử lý đổ bừa bãi ra khai trường và khu vực tuyển quặng.
    • - Năng lượng thay thế là những nguồn năng lượng khác với nhiên liệu hóa thạch, thân thiện với môi trường hơn và có thể tái tạo. Các nguồn năng lượng thay thế bao gồm: nhiên liệu sinh học, năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy điện, năng lượng địa nhiệt, năng lượng sinh khối v.v…
    • - Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng phát triển các nguồn năng lượng thay thế nhờ có khí hậu nhiệt đới, địa hình đa dạng và tài nguyên thiên nhiên phong phú. Theo báo cáo của Bộ Công Thương, tổng công suất các dự án điện tái tạo ở Việt Nam đến cuối năm 2022 là 23.000 MW, chiếm 25% tổng công suất điện quốc gia.
    • +Một số nguồn năng lượng thay thế được sử dụng ở Việt Nam là:
      • - Năng lượng gió: Việt Nam có tiềm năng khai thác điện gió khoảng 500.000 MW, nhưng hiện tại chỉ có 630 MW được đưa vào hoạt động. Các dự án điện gió chủ yếu tập trung ở các tỉnh ven biển như Bình Thuận, Ninh Thuận, Bạc Liêu, Sóc Trăng v.v…
      • - Năng lượng mặt trời: Việt Nam có tiềm năng khai thác điện mặt trời khoảng 300.000 MW, nhưng hiện tại chỉ có 16.500 MW được đưa vào hoạt động. Các dự án điện mặt trời phân bố khắp cả nước, từ Bắc vào Nam, từ miền núi đến đồng bằng.
      • Năng lượng sinh khối: Việt Nam có tiềm năng khai thác điện sinh khối khoảng 10.000 MW, nhưng hiện tại chỉ có 700 MW được đưa vào hoạt động. Các dự án điện sinh khối chủ yếu sử dụng các nguyên liệu như rơm rạ, cỏ voi, gỗ thải, rác sinh hoạt v.v…+ (2) Sử dụng internet,tìm hiểu về một nguồn năng lượng thay thế được sử dụng ở nước ta và trình bày trước lớp.

Bạn có biết?

Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK