`color{red}{@kat ovn}`
Vẽ biểu đồ Miền:
Bước 1 (Nếu chưa có): Tính % dữ liệu cần tìm
Bước 2: Vẽ trục số (trục tung, trục hoành)
-Trục tung (dọc): ghi % dữ liệu
-Trục hoành (ngang): ghi tên dữ liệu (năm, quốc gia, ...)
Bước 3: Đánh dấu các điểm % của dữ liệu song song với tên dữ liệu trên trục hoành
Bước 4: Nối các điểm đó lại với nhau, ghi % dữ liệu đó vào dưới điểm đánh dấu.
Bước 5: Chú thích các màu, ghi tên biểu đồ.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Vẽ biểu đồ tròn:
Bước 1: Lập bảng dữ liệu cần làm (tính ra phần %)
Bước 2 (Dùng thước đo độ): Đổi dữ liệu % đó ra độ = cách nhân với 3,6
Bước 3: Dùng thước đo độ canh đúng độ rồi vẽ.
Bước 4: Kí hiệu vô bài
Bước 5: Chú thích kí hiệu, ghi tên biểu đồ
Hoặc:
Bước 1: Lập bảng dữ liệu cần làm (tính ra phần %)
Bước 2 (Dùng thước đo %): Và vẽ % dựa trên % đã tính ở bước 1.
Bước 3: Kí hiệu vô bài
Bước 4: Chú thích kí hiệu, ghi tên biểu đồ
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Một vài VD cho 2 biểu đồ:
-Biểu đồ miền: Bảng 10.1/ sgk trang 38 (địa lí 9 cũ)
`*` Biểu đồ tròn `(` dùng để thể hiện cơ cấu các thành phần trong một tổng thể `<=` `3` năm `)`
Khi vẽ biểu đồ tròn nên tiến hành theo các bước sau đây:
`-` Xử lí số liệu ra `%` `(` Nếu số liệu của bài cho là số liệu thô `)`
Công thức: `\text{Tỉ trọng ( % )} = {\text{Giá trị cá thể}}/{\text{Giá trị tổng thể}} xx 100%`
`-` Tính bán kính hình tròn `(` Nếu số liệu của bài cho là số liệu thô `)`
`+` Lấy `R_1 = 1 đvbk`
`+` `R_2 = R_1 xx \sqrt{S_1/S_2} = ... đvbk`
`-` Tính độ hình tròn
Cách tính: Một hình tròn `360^0` ứng với `100%`. Vậy, `1%` ứng với `3, 6^0`. Do đó, `x^0 = x% xx 3, 6^0`
`-` Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự các thành phần đã cho trong đầu bài. Khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ tia `12` giờ `(` nếu ta hình dung hình tròn như một mặt đồng hồ `)` và lần lượt vẽ theo chiều thuận với chiều quay của kim đồng hồ. Thứ tự thành phần của các biểu đồ phải giống nhau để tiện cho việc so sánh.
`-` Hoàn thiện biểu đồ:
`+` Ghi tỉ lệ các thành phần lên biểu đồ.
`+` Kí hiệu và chú giải.
`+` Ghi tên biểu đồ.
`*` Biểu đồ miền là loại biểu đồ thể hiện được cả cơ cấu và động thái phát triển của các đối tượng `>=` `4` năm.
`-` Trong trường hợp biểu đồ gồm nhiều miền chồng lên nhau, ta về tuần tự từng miền theo thứ tự từ dưới lên trên. Khoảng cách các năm cần đúng tỉ lệ. Nếu số liệu của đề tài cho là số liệu thô thì trước khi về cần xử lí thành số liệu tinh `(` tỉ lệ `%)`
Công thức: `\text{Tỉ trọng ( % )} = {\text{Giá trị cá thể}}/{\text{Giá trị tổng thể}} xx 100%`
`-` Khi vẽ biểu đồ miền nên tiến hành các bước sau đây:
`+` Vẽ khung biểu đồ ( hình chữ nhật hoặc hình vuông). Trục tung thể hiện tỉ lệ `100 %`, trục hoành thể hiện khoảng cách từ năm đầu đến năm cuối của biểu đồ
`+` Vẽ ranh giới của từng miền
`+` Hoàn thiện biểu đồ:
`@` Ghi số liệu tương ứng lên biểu đồ
`@` Kí hiệu và lập bản chú giải
`@` Ghi tên biểu đó
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2024 Giai BT SGK