Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Phân tích đánh giá về cấu tứ và hình ảnh của bài thơ qua nhà của tác giả Nguyễn bính...
Câu hỏi :

Phân tích đánh giá về cấu tứ và hình ảnh của bài thơ qua nhà của tác giả Nguyễn bính SGK lớp 5

Lời giải 1 :

Bài thơ "Qua nhà" của tác giả Nguyễn Bính là một trong những bài thơ đặc sắc có cấu tứ tuy đơn giản nhưng lại thể hiện được những ý nghĩa về mạch cảm xúc vô cùng tinh tế, là các tình huống khi nhân vật trữ tình đi qua nhà người thương, từ đó gợi lại những mảnh kí ức, những kỉ niệm cô cùng quen thuộc cùng với đó là cảm xúc hoài niệm, thương nhớ chợt ùa về. Sự hoài niệm quá khứ qua đi, nhân vật trữ tình lại thể hiện một sự ngỡ ngàng, tiếc nuối trước sự thay đổi của khung cảnh vốn dĩ đã từng rất quen thuộc. Ở đoạn đầu, tác giả dùng những từ ngữ để miêu tả cảnh vật bên ngoài khi đi qua đan xen và ẩn chứa trong đó là sự nhớ nhung, cảm giác quen thuộc. Tiếp theo của cấu tứ, tác giả đã gợi lại những kỉ niệm xưa cũ với người thương, đó là những buổi đầu gặp gỡ, là những lần được trò chuyện cùng nhau tạo nên một mạch thơ chất chứa cảm xúc. Ở đoạn cuối, tác giả đề cặp tới những sự thay đổi của không cảnh và thể hiện sự nuối tiếc trước sự thay đổi đó. Bài thơ sâu sắc và cảm xúc hơn nhờ vào việc sử dụng những hình ảnh vốn đã quen thuộc, lại yên bình thơ mộng đến lạ thường. Đó là hình ảnh ngôi nhà, là biểu tượng của tình cảm, tình yêu giữa đôi trai gái, biểu tượng cho kỉ niệm của thời xưa cũ. Đó là những hình ảnh thiên nhiên cảnh vật như hoa cỏ, cây cối, con đường được miêu tả khéo léo tạo thành một bức tranh thơ mộng nhưng vấn vương chất chứa một nỗi buồn mang mác. Sự khéo léo dụng từ đã tạo nên một mạch thơ từ hoài niệm, nhớ nhung chuyển sang nhớ nhung mang mác và cuối cùng là ngỡ ngàng tiếc nuối tạo cho độc giả có một cái nhìn đồng cảm và thấu hiểu. Bài thơ là một tác phẩm ấn tượng với cấu tứ thơ đơn giản nhưng tinh tế và được sử dụng nhiều hình ảnh gần gũi, nhiều cảm xúc như lời tâm sự nhẹ nhàng của nhân vật trữ tình, tạo được ấn tượng sâu sắc tới độc giả

Lời giải 2 :

#thuy2k13

 Bài thơ “Qua nhà” của Nguyễn Bính là một tác phẩm thơ lãng mạn, thể hiện tình yêu đơn phương, một phía của người con trai dành cho cô gái.

→ Cấu tứ: Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát, một dạng thơ truyền thống của Việt Nam, với cấu trúc 6 - 8 âm tiết.

→ Hình ảnh: Nguyễn Bính đã sử dụng hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam để tạo nên không gian cho bài thơ. Hình ảnh cây bưởi nhiều hoa, quãng đồng xa xôi, giếng thơi mùa ngập nước tràn, ba gian nắng chiều… đều gợi lên một không gian quê hương yên bình nhưng cũng đầy hoang vu và xào xạc sau khi người con gái đi lấy chồng.

∞ Ý nghĩa: Bài thơ “Qua nhà” đã thể hiện một cách tinh tế và sâu sắc tình yêu đơn phương, một phía của người con trai. Tình yêu này không chỉ được biểu hiện qua những cử chỉ, hành động như việc đi vòng qua nhà cô gái mà còn được thể hiện qua sự chờ đợi, mong mỏi và niềm đau buồn khi người con gái đi lấy chồng.

→← Như vậy, qua bài thơ “Qua nhà”, Nguyễn Bính đã khéo léo khắc họa nên tâm trạng của người con trai khi yêu và sự thay đổi của không gian quen thuộc sau khi người con gái ra đi. Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Bính, phản ánh rõ nét tình yêu quê hương và tình yêu con người trong cuộc sống.

 

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc. Hãy yêu quý và bảo vệ ngôn ngữ của chúng ta, đồng thời học hỏi và sử dụng nó một cách hiệu quả!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK