`-` Các khu vực đia hình nước Việt Nam
`+` Đông Bắc : Phạm vi nằm ở tả ngạn sông Hồng
`+` Tây Bắc : Nằm giữa sông Hồng đến sông Cả
`+` Trường Sơn Bắc : Từ phía Nam sông Cả đến dãy Bạch Mã
`+` Trường Sơn Nam : Từ phía Nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ
Các khu vực địa hình:
a. Khu vực đồi núi: (vị trí, đặc điểm của các vùng núi)
* Địa hình núi chia thành 4 vùng:
- Vùng núi Đông Bắc:
+ Nằm ở tả ngạn sông Hồng với 4 cánh cung lớn chụm đầu ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
+ Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích chạy theo hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương...
- Vùng núi Tây Bắc:
+ Nằm giữa sông Hồng và sông Cả, có địa hình cao nhất nước ta với ba mạch núi lớn hướng Tây Bắc - Đông Nam (phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn, phía tây là địa hình núi trung bình với dãy sông Mã chạy dọc biên giới Việt - Lào, ở giữa thấp hơn là dãy núi xen các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi).
- Vùng núi Trường Sơn Bắc: từ nam sông Cả tới dãy Bạch Mã, gồm các dãy núi song song và so le theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu.
- Vùng núi Trường Sơn Nam:
+ Gồm các khối núi và các cao nguyên.
+ Khối núi Kon Tum và khối núi cực Nam Trung Bộ có địa hình mở rộng và nâng cao, nghiêng về phía Đông.
+ Các cao nguyên badan Pleiku, Đăk Lắk, Mơ Nông, Di Linh ở phía Tây có địa hình tương đối bằng phẳng, làm thành các bề mặt cao 500 - 800 - 1000m.
* Địa hình bán bình nguyên và vùng đồi núi trung du.
b) Khu vực đồng bằng:
* Đồng bằng châu thổ sông: được tạo thành và phát triển do phù sa sông bồi tụ dần trên một vịnh biển nông, thềm lục địa mở rộng.
- Đồng bằng sông Hồng: rộng khoảng 15.000 km², địa hình cao ở rìa phía Tây, Tây Bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô. Do đó đê ven sông ngăn lũ nên vùng trong đê không được bồi phù sa hàng năm, tạo thành các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước, vùng ngoài đê thường xuyên được bồi phù sa.
- Đồng bằng sông Cửu Long (Tây Nam Bộ): rộng 40.000 km², địa hình thấp, phẳng. Trên bề mặt đồng bằng có mạng lưới kênh rạch chằng chịt nên mùa lũ nước ngập sâu ở vùng trũng Đồng tháp Mười; còn về mùa cạn, nước triều lớn mạnh làm diện tích đồng bằng bị nhiễm mặn.
* Đồng bằng ven biển:
- Có tổng diện tích 15.000 km², phần nhiều hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
- Trong sự hình thành đồng bằng, biển đóng vai trò chủ yếu nên đất ở đây có đặc tính nghèo, nhiều cát, ít phù sa.
- Ở nhiều đồng bằng thường có sự phân chia làm 3 dải...
Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!
Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần và sang năm lại là năm cuối cấp, áp lực lớn dần. Hãy chú ý đến sức khỏe, cân bằng giữa học và nghỉ ngơi để đạt hiệu quả tốt nhất!
Copyright © 2024 Giai BT SGK