Trang chủ Khác Lớp 5 I. ĐỌC THẦM VĂN BẢN SAU: SAU TRẬN MƯA RÀO Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không...
Câu hỏi :

I. ĐỌC THẦM VĂN BẢN SAU: SAU TRẬN MƯA RÀO Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp. Khóm cây, luống cảnh trao đổi hương thơm và tia sáng. Trong tán lá mấy cây sung, chích choè huyên náo, chim sẻ tung hoành, gõ kiến leo dọc thân cây dẻ, mổ lách cách trên vỏ. Hoa cẩm chướng có mùi thơm nồng nồng. Ánh sáng mạ vàng những đoá hoa kim hương, làm cho nó sáng rực lên như những ngọn đèn. Quanh các luống kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của các đoá đèn hoa ấy. Ánh sáng chan hoà làm cho vạn vật đầy tin tưởng. Nhựa ngọt, mùi thơm, khí ấm, cuộc sống tràn trề. Nhờ có cát nên không có một vết bùn, nhờ có mưa nên không có bụi trên lá. Cây cỏ vừa tắm gội xong, trăm thức nhung gấm, bạc, vàng bày lên trên cánh hoa không một tí bụi. Thật là giàu sang mà cũng thật là trinh bạch. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng của thiên nhiên tràn ngập hạnh phúc. Vắng lặng thần tiên, vắng lặng mà dung hòa với nghìn thứ âm nhạc, có chim gù, có ong vo ve, có gió hồi hộp dưới lá. VÍCH-TO HUY-GÔ Trích Những người khốn khổ II. DỰA VÀO NỘI DUNG BÀI ĐỌC TRÊN, KHOANH TRÒN VÀO CHỮ CÁI TRƯỚC CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT HOẶC THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU DƯỚI ĐÂY. CÂU 1. Câu văn miêu tả khái quát về cảnh vườn cây sau trận mưa rào? a. Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. b. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. c. Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp. CÂU 2. Trong văn bản trên, tác giả tả xoáy vào chi tiết nào? a. Bầu trời b. Mặt đất c. Vẻ đẹp của khu vườn CÂU 3. Để lột tả được hết vẻ đẹp của khu vườn sau cơn mưa rào, tác gả đã huy động những giác quan nào để quan sát? a. Khứu giác và vị giác b. Thị giác và thính giác c. Xúc giác d. Cả 3 đáp án trên CÂU 4. Ngôn ngữ được sử dụng để làm nên nên sự sinh động, hấp dẫn trong bài văn miêu tả là: a. Các tính từ gợi tả, gợi cảm. b. Các biện pháp nghệ thuật như: so sánh, nhân hoá, điệp ngữ. c. Cả hai đáp án trên. CÂU 5. Nhóm từ nào sau đây gồm toàn những từ trái nghĩa với từ giàu sang a. Nghèo, nghèo hèn, bần cùng, hèn kém, túng thiếu, nghèo túng, b. Nghèo nàn, nghèo hèn, bần cùng, túng thiếu, nghèo túng, bần hàn c. Nghèo đói, nghèo hèn, bần cùng, kém cỏi, túng thiếu, nghèo túng CÂU 6. Tìm 4 từ đồng nghĩa với từ ủ dột ......... CÂU 7. Văn bản trên có............từ láy . Đó là các từ ............ .................................. CÂU 8. Xác định thành phần câu trong các câu sau: Mẫu: Mùa xuân//, muôn hoa// đua nhau nở. TN CN VN a. Ánh sáng chan hoà làm cho vạn vật đầy tin tưởng. b. Cảnh vườn là cảnh vắng lặng của thiên nhiên tràn ngập hạnh phúc. c. Ánh sáng mạ vàng những đoá hoa kim hương, làm cho nó sáng rực lên như những ngọn đèn. d. Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột.

Lời giải 1 :

CÂU 1. Câu văn miêu tả khái quát về cảnh vườn cây sau trận mưa rào?

a. Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột.

b. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé.

c. Không gì đẹp bằng cây lá vừa tắm mưa xong, đang được mặt trời lau ráo, lúc ấy trông nó vừa tươi mát, vừa ấm áp.

CÂU 2. Trong văn bản trên, tác giả tả xoáy vào chi tiết nào?

a. Bầu trời

b. Mặt đất

c. Vẻ đẹp của khu vườn

CÂU 3. Để lột tả được hết vẻ đẹp của khu vườn sau cơn mưa rào, tác gả đã huy động những giác quan nào để quan sát?

a. Khứu giác và vị giác

b. Thị giác và thính giác

c. Xúc giác

d. Cả 3 đáp án trên

CÂU 4. Ngôn ngữ được sử dụng để làm nên nên sự sinh động, hấp dẫn trong bài văn miêu tả là:

a. Các tính từ gợi tả, gợi cảm.

b. Các biện pháp nghệ thuật như: so sánh, nhân hoá, điệp ngữ.

c. Cả hai đáp án trên.

CÂU 5. Nhóm từ nào sau đây gồm toàn những từ trái nghĩa với từ giàu sang

a. Nghèo, nghèo hèn, bần cùng, hèn kém, túng thiếu, nghèo túng,

b. Nghèo nàn, nghèo hèn, bần cùng, túng thiếu, nghèo túng, bần hàn

c. Nghèo đói, nghèo hèn, bần cùng, kém cỏi, túng thiếu, nghèo túng

CÂU 6. Tìm 4 từ đồng nghĩa với từ ủ dột

$\longrightarrow$ ủ rũ, buồn bã, suy sụp, chán nản

CÂU 7. Văn bản trên có 8 từ láy . Đó là các từ ấm áp, chích choè, lách cách, nồng nồng, tràn trề, thiên nhiên, vo ve, hồi hộp.

CÂU 8. Xác định thành phần câu trong các câu sau: Mẫu:

Mùa xuân//, muôn hoa// đua nhau nở.

TN                     CN               VN

a. Ánh sáng chan hoà // làm cho vạn vật đầy tin tưởng.

       CN                                       VN

b. Cảnh vườn // là cảnh vắng lặng của thiên nhiên tràn ngập hạnh phúc.

       CN                                            VN

c. Ánh sáng mạ vàng // những đoá hoa kim hương, làm cho nó sáng rực lên như những ngọn đèn.

           CN                                                                  VN

d. Một giờ sau cơn dông, // người ta // hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột.

                   TN                        CN                                 VN

`\text{#duongpavannoi}`

Bạn có biết?

Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!

Nguồn :

timviec365.vn

Tâm sự lớp 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK