- Đáp án chủ yếu vào phần lý thuyết bài Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp ( Câu 1 ) và bài Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ( Câu 2 ).
Câu `1` :
`-` Một số quyền con người, quyền cơ bản của công dân trên lĩnh vực dân sự theo Hiến pháp 2013 mà em có thể vận dụng hoặc tham gia
`+` Điều 22.
Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
Việc khám xét chỗ ở do luật định.
`+` Điều 23.
Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
`+` Điều 24.
Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
Câu `2.`
`-` Cơ quan lập pháp cao nhất trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan : Quốc Hội.
`-` Một số hiểu biết của em về cơ quan quyền lực này mà em biết.
`@` Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
`@` Quốc Hội bao gồm ba chức năng :
- Chức năng lập hiến, lập pháp
+ Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền lập hiến và quyền lập pháp.
+ Quyền lập hiến là quyền làm Hiến pháp bao gồm có sửa đổi, bổ sung Hiến pháp hoặc làm Hiến pháp mới.
+ Quyền lập pháp là quyền làm luật, xây dựng luật và ban hành những văn bản luật được áp dụng trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
+ Quốc hội có quyền quyết định: những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; những vấn đề liên quan đến việc xây dựng, phát triển nhà nước và nâng cao đời sống của nhân dân; những vấn đề đối nội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh của đất nước.
- Chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
+ Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và giám sát tối cao hoạt động của các cơ quan, thiết chế chính trị do Quốc hội thành lập trong bộ máy nhà nước.
`@` Cơ cấu tổ chức của Quốc hội
- Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm :
+ Uỷ ban thường vụ Quốc hội
+ Hội đồng dân tộc
+ Các ủy ban của Quốc hội
+ Đoàn đại biểu Quốc hội
+ Các cơ quan giúp việc của Quốc hội.
- Mỗi cơ quan có cơ cấu tổ chức riêng và hoạt động đề thực hiện những nhiệm vụ theo luật đỉnh.
`@` Hình thức hoạt động của Quốc hội
- Quốc hội tổ chức các kì họp công khai, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Trong trường hợp cần thiết. Quốc hội quyết định họp kín.
- Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kì.
- Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường.
- Chức năng giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước
+ Quốc hội giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và giám sát tối cao hoạt động của các cơ quan, thiết chế chính trị do Quốc hội thành lập trong bộ máy nhà nước.
Cơ cấu tổ chức của Quốc hội
- Cơ cấu tổ chức của Quốc hội gồm :
+ Uỷ ban thường vụ Quốc hội
+ Hội đồng dân tộc
+ Các ủy ban của Quốc hội
+ Đoàn đại biểu Quốc hội
+ Các cơ quan giúp việc của Quốc hội.
- Mỗi cơ quan có cơ cấu tổ chức riêng và hoạt động đề thực hiện những nhiệm vụ theo luật đỉnh.
Hình thức hoạt động của Quốc hội
- Quốc hội tổ chức các kì họp công khai, làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số. Trong trường hợp cần thiết. Quốc hội quyết định họp kín.
- Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kì.
- Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường.
#sontung
Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, và các chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam. Hãy trở thành những công dân gương mẫu và có trách nhiệm đối với xã hội!
Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!
Copyright © 2024 Giai BT SGK