Trang chủ Địa Lý Lớp 11 biểu hiện về an ninh nguồn nước toàn cầu câu hỏi 6267509
Câu hỏi :

biểu hiện về an ninh nguồn nước toàn cầu

Lời giải 1 :

Hiện nay, nguồn nhân lực phục vụ cho ngành nước chưa đáp ứng được yêu cầu, cơ hội để các nhà khoa học tiếp cận đến các vấn đề toàn cầu còn rất rộng mở.

Do tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm cả nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm. Trong khi đó, mực nước biển có xu hướng dâng cao, triều cường và xâm nhập mặn ngày càng gia tăng. Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, sự gia tăng dân số, nhu cầu về nước cho sản xuất, đời sống tiếp tục tăng nhanh đã và đang đe dọa đến an ninh nguồn nước ở Việt Nam.
Theo Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam cho biết: Việt Nam có hơn 2.360 con sông, 108 lưu vực sông, trong đó có 16 lưu vực sông, với diện tích lưu vực lớn hơn 2.500 km2. Tổng lượng nước mặt trung bình vào khoảng 830 tỷ m3/năm (nguồn nước dưới đất khoảng 63 tỷ m3/năm) và tập trung chủ yếu trên một số lưu vực sông lớn. Tuy nhiên, khoảng 63% tổng dòng chảy sông ngòi Việt Nam đến từ các nước láng giềng, riêng với khu vực sông Mê Công, tỷ lệ này đã chiếm tới 90% và lưu vực sông Hồng là hơn 50%.
Đáng chú ý, theo chỉ tiêu đánh giá của Hội Tài nguyên nước quốc tế, quốc gia được coi là thiếu nước nếu không đạt 4.000 m3/người/năm. Với dân số Việt Nam như hiện nay, bình quân đầu người Việt Nam chỉ nhận được khoảng 3.370 m3/người/năm từ nguồn nước nội sinh. Trong khi đó, phần lớn người dân Việt Nam vẫn suy nghĩ nguồn nước là vô tận, chưa hiểu đúng về vai trò của nước và mối nguy hại khi thiếu nước. Ngay như đồng bằng sông Cửu Long, cơ cấu sử dụng nước cho nông nghiệp chiếm khoảng 75%, cho nên nếu ý thức về sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn nước không được đầy đủ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến an ninh nguồn nước. Vì vậy, nguy cơ thiếu nước đối với Việt Nam không chỉ còn là dự báo, mà đã hiện hữu ở rất nhiều vùng, miền khắp cả nước…Bên cạnh đó, Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của BĐKH, các tác động bất lợi nêu trên sẽ gia tăng lên một mức độ báo động cao hơn, trầm trọng hơn. Nhiều vấn đề về tài nguyên nước hiện chỉ tiềm ẩn ở dạng các nguy cơ, thì có thể trở thành hiện thực nhanh hơn. Tác động của BĐKH đến Việt Nam mang tính toàn diện. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình của nước ta khá đa dạng, phong phú, vì thế tác động của BĐKH đến mỗi vùng miền có những đặc điểm và mức độ khác nhau. Như khu vực đồng bằng Bắc Bộ và ven biển miền trung thời gian qua phải chịu các đợt khô hạn kéo dài hoặc mưa tập trung với cường suất lớn đã gây nên hạn hán và lũ lụt; đồng thời còn chịu tác động của vấn đề nước biển dâng, bão lụt dẫn đến ngập mặn và sạt lở bờ biển.
Còn tại Nam Bộ, đây là khu vực khá bằng phẳng với địa chất yếu và khá thấp, dễ bị ngập lụt và xâm nhập mặn, trong khi đó khu vực này là vùng có lượng mưa ở mức trung bình, nhưng nguồn nước bổ sung từ nước ngoài về khá lớn. Mực nước biển dâng cao như dự báo vào năm 2030 sẽ có khoảng 45% diện tích tại khu vực này có nguy cơ nhiễm mặn cực độ; năng suất lúa sẽ giảm khoảng 9% so với hiện nay…Ngoài ra, hiện tượng suy thoái đất diễn ra nhanh dưới tác động của BĐKH, nước biển dâng, trong đó tình trạng sa mạc hóa ở các tỉnh Nam Trung Bộ và sụt lún làm ngập lụt vùng đồng bằng sông Cửu Long ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Nhiều dòng sông bị ô nhiễm nặng nề, chất lượng nước ngày càng xấu đi do chất thải hữu cơ và vô cơ, dư lượng thuốc hóa học dùng trong nông nghiệp, rừng bị chặt phá trái phép, làm thủy điện... làm hạn chế việc điều tiết nguồn nước. Dự báo, đồng bằng sông Cửu Long có 828 nghìn ha đất bị nhiễm mặn; vùng trung du và miền núi Bắc Bộ có gần 2,3 triệu ha bị suy thoái, có nguy cơ trượt lở; vùng duyên hải Nam Trung Bộ có gần 56 nghìn ha đất bị nhiễm mặn, 759 nghìn ha bị hoang hoá, sa mạc hóa trong những thập kỷ tới.
Trong các báo cáo về tài nguyên nước trên thế giới đều chỉ rõ rằng nước đang ngày càng trở thành nguồn tài nguyên tự nhiên khan hiếm ở nhiều nơi trên thế giới và không thể coi đó là điều hiển nhiên. Do các tác động như tăng dân số, di cư nông thôn, đô thị hóa, không sử dụng nước hợp lý, ô nhiễm đã tạo ra sự căng thẳng về nguồn nước hiện có. Điều này có thể sẽ trở nên trầm trọng hơn do những tác động của biến đổi khí hậu sẽ gây nguy hiểm cho an ninh nước trong tương lai nếu các hành động khắc phục không được thực hiện. Do đó, tạo ra một xã hội an toàn nước là một trong những ưu tiên hàng đầu của các chính phủ và nhà hoạch định chính sách trên toàn cầu.

#ruby48

5*

Lời giải 2 :

- Hiện nay, nguồn nước nhiều nơi bị ô nhiễm, tình trạng khan hiếm nước sạch trở nên trầm trọng, vấn đề sử dụng nước nhiều nơi còn kém hiệu quả, gây lãng phí.

- Nguyên nhân: Biến đổi khí hậu, tranh chấp.

Bạn có biết?

Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng tương lai và học đại học có thể gây hoang mang, nhưng hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK