Sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu diễn ra vào cuối thập niên 1980 – đầu thập niên 1990 được coi là chấn động lớn nhất trong nền chính trị thế giới nửa cuối thế kỷ XX. Trong Thông điệp Liên bang Nga năm 2005, Tổng thống V. Putin từng gọi đây là thảm họa địa chính trị tồi tệ nhất thế kỷ XX. Chỉ trong vòng ba năm từ 1989 đến 1992, toàn bộ 8 nước XHCN ở Đông Âu, Liên Xô và Mông Cổ đã sụp đổ. Các đảng cộng sản nắm quyền bị giải thể, ngừng hoạt động hoặc phải đổi tên gọi. Hàng triệu đảng viên cộng sản rời bỏ hàng ngũ và lý tưởng của mình. Nhiều thành quả đạt được trong thời gian dài xây dựng CNXH ở các nước này bị xóa bỏ. Phong trào công sản thế giới rơi vào khủng hoảng trầm trọng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Các đảng xã hội chủ nghĩa và công nhân tại các nước Tây Âu đi vào thoái trào. Quá trình “phi marxit hóa” lan rộng. Xu hướng chuyển dịch quan điểm chính trị từ tả sang hữu diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới.
Trong bối cảnh đó, chủ nghĩa Mác-Lênin bị thách thức nghiêm trọng từ cả hai phía bên ngoài và bên trong. Từ bên ngoài, đó là sự tấn công dồn dập của các học thuyết tư sản như chủ nghĩa tự do mới, quan điểm tân bảo thủ, cũng như sự thâm nhập gây xói mòn từ các quan điểm chống cộng kể cả ôn hòa lẫn cực đoạn, theo đó sự sụp đổ của Liên Xô và phe XHCN Đông Âu được coi vừa là kết quả, vừa là cáo chung của chủ nghĩa Mác-Lênin. Từ bên trong, các xu hướng xét lại, cả cấp tiến lẫn bảo thủ, cải lương lẫn thỏa hiệp, … liên tục nổi lên, gây chia rẽ nội bộ các đảng cộng sản, các đảng xã hội chủ nghĩa và phong trào công nhân, trong khi chủ nghĩa trotskyism, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa dân túy, các quan điểm “tân Marxit”, “hậu marxit”, … trỗi dậy, gây xáo trộn mạnh về tư tưởng.
Cho đến nay đã đạt được sự nhất trí tương đối rộng rãi rằng sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu có nguyên nhân sâu xa từ thất bại của mô hình kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp. Vấn đề là ở chỗ, có phải ngay từ đầu mô hình này đã thất bại và đã xa rời chủ nghĩa Mác hay không? Không thể phủ nhận rằng, trong nhiều thập kỷ kể từ Cách mạng tháng Mười năm 1917, mô hình này đã thể hiện được sức sống bền bỉ và sức sáng tạo lớn, tạo được những thành quả phát triển vĩ đại, đưa Liên Xô từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành siêu cường thế giới về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự với mức sống, phúc lợi, công bằng và bình đẳng xã hội được đảm bảo ở mức độ tương đối cao. Mô hình này cũng đã được áp dụng thành công ở hàng loạt nước Đông Âu và một số nước thuộc địa mới giành độc lập sau Chiến tranh thế giới lần thứ II, làm hình thành phe XNCN thế giới. Tính chất Marxit của mô hình này thể hiện rõ ở việc thiết lập chính quyền dân chủ nhân dân do các đảng cộng sản lãnh đạo, tiến hành chuyên chính vô sản, xóa bỏ chế độ tư hữu và giai cấp tư sản, tập trung tư liệu sản xuất vào tay nhà nước hay còn gọi là kế hoạch hóa tập trung, thực hiện công nghiệp hóa-hiện đại hóa và phổ cập phúc lợi xã hội miễn phí, v.v.
Việc chi phí những nguồn lực khổng lồ cho chạy đua vũ trang với Mỹ, viện trợ cho các nước XHCN anh em và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, sa lầy về quân sự ở Afghanistan hay tình trạng giá dầu thế giới sụt giảm trong thập niên 1980, … cũng thường được nhắc đến như những nhân tố góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng trì trệ của Liên Xô, chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến sụp đổ.
Những sai lầm nghiêm trọng của ban lãnh đạo Liên Xô đứng đầu là Gorbachev trong quá trình cải tổ chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu. Sự thực, đổ vỡ đã có thể không xảy ra nếu công cuộc cải tổ được tiến hành từng bước thận trọng, chứ không ồ ạt trên cả 4 phương diện: tự do hóa kinh tế, dân chủ hóa chính trị, phi ý thức hệ tư tưởng và mở cửa ra bên ngoài. Chính đường lối phiêu lưu, nguy hiểm này đã làm bùng nổ và lan tràn đến mức không thể kiểm soát nổi các mâu thuẫn chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo, sắc tộc, các xu hướng ly tâm, cấp tiến hóa, cực đoan hóaỞ giai đoạn này tuy nước ta vừa thoát khỏi chiến tranh không lâu,vẫn còn đối mặt với các khó khăn từ bên trong,lẫn bên ngoài song đất nước vẫn duy trì được sự ổn định,phục hồi kinh tế . Chính sách của nhà nước Việt Nam cũng phát huy phần ưu điểm khi không dựa dẫm vào Liên Xô , đó là lí do Liên Xô và các nước ở Đông Âu rơi vào khủng hoảng toàn diện mà Việt Nam lại vẫn trên đà phát triển.
XIN CTLHN Ạ !
`@`Liên Xô và các nước khối `XHCN` ở Đông Âu rơi vào khủng hoảng vào khoảng cuối những năm `1980` đầu `1990`,vào giữa thập niên `80` Gorbachev nắm quyền lãnh đạo trong tình trạng đất nước đã có những sự chia rẽ sâu sắc trong nội bộ từ những năm trước.Vị này đề ra các chính sách cải thiện bộ máy chính quyền và nền kinh tế Xô Viết,các nước phụ thuộc.
`->`Song kế hoạch vẫn chưa được lên kế hoạch kĩ nên khi bước đầu đi vào hoạt động đã có nhiều vấn đề xung quanh chính sách này.Thời điểm hiện tại xuất hiện những mầm móng của chủ nghĩa dân tộc,dân tuý và các học thuyết Tân Marxit,Hậu Marxit làm cho nội bộ Xô Viết chia rẽ nói riêng và khối `XHCN` nói chung.
`+`Sự chia rẽ của Liên Xô cũng như khối hiệp ước Warszawa làm cho tình hình cuộc chiến tranh lạnh giảm bớt sự 'điên cuồng',các nước Cộng Sản ngày càng hoạt động rời rạc,và liên tục nổi dậy các cuộc cách mạng màu do phương Tây hậu thuẫn dân đến sự suy yếu của các nước này.
`-`Cuối năm `1991` Liên Xô sụp đổ dẫn đến sự sụp đổ hàng loạt của các quốc gia `XHCN` khác trừ Lào,Việt Nam,Cuba và Trung Quốc.
`-`Ở giai đoạn này tuy nước ta vừa thoát khỏi chiến tranh không lâu,vẫn còn đối mặt với các khó khăn từ bên trong,lẫn bên ngoài song đất nước vẫn duy trì được sự ổn định,phục hồi kinh tế.Chính sách của nhà nước Việt Nam cũng phát huy một phần ưu điểm khi không quá dựa dẫm vào người anh cả Liên Xô(các nước khối `XHCN`) đó là lí do mà khi Liên Xô và các nước Đông Âu rơi vào khủng hoảng mà Việt Nam vẫn trên đa phát triển mạnh và duy trì được sự vận hành ổn định của đất nước.
`\text{#Fenrir}`
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Hãy trân trọng và học hỏi từ những bài học lịch sử để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn!
Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, chúng ta sắp phải bước vào một kỳ thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô. Áp lực từ kỳ vọng của phụ huynh và tương lai lên cấp 3 thật là lớn, nhưng hãy tin vào bản thân và giữ vững sự tự tin!
Copyright © 2024 Giai BT SGK