Trang chủ Địa Lý Lớp 10 Câu 29. GPS và bản đồ số không có ứng dụng nào sau đây? A. định vị, xác định vị...
Câu hỏi :

Câu 29. GPS và bản đồ số không có ứng dụng nào sau đây? A. định vị, xác định vị trí chính xác của các đối tượng địa lí. B. dẫn đường, quản lí và điều hành di chuyển đối tượng địa lí. C. giám sát lộ trình, tốc độ di chuyển của phương tiện giao thông. D. biểu hiện vị trí của đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể. Câu 30. GPS và bản đồ số không sử dụng trong lĩnh vực nào sau đây? A. giao thông vận tải. B. khí tượng và giám sát Trái đất. C. đo đạc khảo sát công trình. D. nghiên cứu cấu trúc Trái Đất. Câu 31. Phương pháp kí hiệu không thể hiện được đặc tính nào sau đây của đối tượng? A. Quy mô. B. Số lượng. C. Động lực phát triển. D. Sự phân bố. Câu 32. Phương pháp chấm điểm không thể hiện được đặc tính nào sau đây của đối tượng? A. Cơ cấu. B. Sự phân bố. C. Số lượng. D. Chất lượng. Câu 33. Phương pháp đường chuyển động dùng để thể hiện các đối tượng A. phân bố phân tán, lẻ tẻ, rời rạc. B. tập trung thành vùng rộng lớn. C. phân bố theo những điểm cụ thể. D. di chuyển theo các hướng bất kì. Câu 34. Kí hiệu của bản đồ dùng để thể hiện A. các đối tượng địa lí trên bản đồ. B. tỉ lệ của bản đồ so với thực tế. C. hệ thống đường kinh, vĩ tuyến. D. bảng chú giải của một bản đồ. Câu 35. Phương pháp đường chuyển động không thể hiện được A. khối lượng của đối tượng. B. chất lượng của đối tượng. C. hướng di chuyển đối tượng. D. tốc độ di chuyển đối tượng. Câu 36. Trong phương pháp kí hiệu đường chuyển động, hướng của mũi tên thể hiện được A. quy mô của đối tượng. B. hướng di chuyển của đối tượng. C. tốc độ di chuyển của đối tượng. D. sự phân bố của đối tượng. Câu 37 Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của phương pháp kí hiệu? A. Xác định được vị trí của đối tượng. B. Thể hiện được quy mô của đối tượng. C. Biểu hiện động lực phát triển đối tượng. D. Thể hiện được tốc độ di chyển đối tượng. Câu 38. Ý nghĩa của phương pháp chấm điểm là thể hiện được A. số lượng và khối lượng của đối tượng. B. số lượng và hướng di chuyển đối tượng. C. khối lượng và tốc độ của các đối tượng. D. tốc độ và hướng di chuyển của đối tượng. Câu 39. Phương pháp bản đồ - biểu đồ không biểu hiện được A. số lượng của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ. B. cơ cấu của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ. C. vị trí thực của đối tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ. D. giá trị của hiện tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ. Câu 40. Bản đồ không phải là một phương tiện chủ yếu để học sinh A. rèn luyện kĩ năng địa lí. B. khai thác kiến thức địa lí. C. xem các tranh ảnh địa lí. D. củng cố hiểu biết địa lí. Câu 41. Phương pháp khoanh vùng thường được dùng để thể hiện các đối tượng địa lí có đặc điểm A. phân bố tập trung theo điểm. B. phân bố ở những khu vực nhất định. C. phân bố ở phạm vi rộng lớn. D. phân bố phân tán, lẻ tẻ. Câu 42. Trong học tập địa lí, khi sử dụng bản đồ vấn đề cần lưu ý đầu tiên là A. đọc kĩ bảng chú giải. B. chọn bản đồ phù hợp với nội dung. C. nắm được tỉ lệ bản đồ. D. xác định phương hướng trên bản đồ. Câu 43. Trong đời sống, bản đồ là một phương tiện để A. trang trí nơi học tập, giúp học sinh hứng thú học. B. xác lập mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí. C. tìm đường đi, xác định vị trí của đối tượng địa lí. D. biết được sự phát triển KT-XH của một quốc gia. Câu 44. Trong phương pháp kí hiệu, yếu tố nào của kí hiệu thể hiện được quy mô của đối tượng địa lí trên bản đồ? A. Màu sắc. B. Kích thước. C. Số lượng. D. Hình dạng kí hiệu. Câu 45. Hãy cho biết trong bản đồ khí hậu của Việt Nam, gió mùa mùa đông thổi theo hướng nào sau đây? A. Tây Nam. B. Đông Bắc. C. Đông Nam. D. Bắc Nam. Câu 46. Hãy cho biết bản đồ nào sau đây trong Át lát địa lí Việt Nam không được thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động? A. Bản đồ khí hậu Việt Nam. B. Bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam. C. Bản đồ công nghiệp chung của Việt Nam.D. Bản đồ nông nghiệp chung của Việt Nam. Câu 47. Trước khi đọc bản đồ cần phải nghiên cứu kĩ yếu tố nào sau đây? A. Tỉ lệ bản đồ. B. Phương hướng. C. Bảng chú giải. D. Nội dung bản đồ. Câu 48. Trên bản đồ kí hiệu chữ thường thể hiện đối tượng địa lí nào sau đây? A. Bôxít. B. Dầu khí. C. Than đá. D. Quặng sắt. Câu 49. Hãy cho biết bản đồ nào sau đây thể hiện bằng phương pháp bản đồ - biểu đồ? A. Bản đồ hành chính Việt Nam. B. Bản đồ phân bố dân cư châu Á. C. Bản đồ thương mại Việt Nam. D. Bản đồ địa chất khoáng sản Việt Nam. Câu 50. Kĩ năng nào được xem là phức tạp hơn cả trong số các kĩ năng sau đây? A. Xác định hệ toạ độ địa lí. B. Tính toán khoảng cách. C. Mô tả vị trí đốì tượng. D. Phân tích mối liên hệ. Câu 51. Hãy cho biết bản đồ nào sau đây thể hiện bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động? A. Bản đồ khí hậu Việt Nam. B. Bản đồ dân số Việt Nam. C. Bản đồ nông nghiệp chung Việt Nam. D. Bản đồ kinh tế Việt Nam.

Lời giải 1 :

Câu 29. D. biểu hiện vị trí của đối tượng địa lí phân bố theo điểm cụ thể.

Câu 30. D. nghiên cứu cấu trúc Trái Đất.

Câu 31. D. Sự phân bố.

Câu 32. A. Cơ cấu.

Câu 33. D. di chuyển theo các hướng bất kì.

Câu 34. A. các đối tượng địa lí trên bản đồ.

Câu 35. B. chất lượng của đối tượng. 

Câu 36. B. hướng di chuyển của đối tượng.

Câu 37. D. Thể hiện được tốc độ di chyển đối tượng.

Câu 38. A. số lượng và khối lượng của đối tượng.

Câu 39. C. vị trí thực của đối tượng được thống kê theo từng đơn vị lãnh thổ.

Câu 40. C. xem các tranh ảnh địa lí.

Câu 41. B. phân bố ở những khu vực nhất định.

Câu 42. B. chọn bản đồ phù hợp với nội dung.

Câu 43. C. tìm đường đi, xác định vị trí của đối tượng địa lí.

Câu 44. B. Kích thước.

Câu 45. B. Đông Bắc.

Câu 46. A. Bản đồ khí hậu Việt Nam.

Câu 47. C. Bảng chú giải.

Câu 48. A. Bôxít.

Câu 49. C. Bản đồ thương mại Việt Nam.

Câu 50. D. Phân tích mối liên hệ.

Câu 51. A. Bản đồ khí hậu Việt Nam. 

Bạn có biết?

Địa lý học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Địa lý học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh và cách con người tương tác với nó. Hãy khám phá và hiểu biết về thế giới từ khía cạnh địa lý!

Nguồn :

Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự lớp 10

Lớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, chúng ta sẽ có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi khác nhau. Ngôi trường mới, xa nhà hơn, mở ra một thế giới mới với nhiều điều thú vị. Hãy mở lòng đón nhận và tận hưởng những trải nghiệm mới!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK