Trang chủ Khác Lớp 7 Giới thiệu truyền thống Cầu Ngư tại quảng bình Nhanh giúp em với câu hỏi 6250133
Câu hỏi :

Giới thiệu truyền thống Cầu Ngư tại quảng bình Nhanh giúp em với

Lời giải 1 :

Cầu ngư là một trong những lễ hội lớn nhất của ngư dân Việt Nam còn đc gọi là lễ tế cá Voi. Lễ hội Cầu ngư tại các làng chài ven biển trên cả nước có nhiều tên gọi khác nhau, như: Lễ rước cốt Ông, Lễ Cầu ngư, Lễ Tế cá Ông, Lễ cúng Ông, Lễ Nghinh Ông, Lễ Nghinh Ông Thủy tướng… Tên gọi tuy khác nhau ở các vùng, miền của đất nước nhưng tất cả đều có chung một quan niệm: Cá Ông là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển. Ở mỗi địa phương, lễ hội Cầu ngư diễn ra vào một thời điểm khác nhau nhưng đều có hai phần chính: Phần lễ và phần hội.

Lời giải 2 :

Lễ hội Cầu Ngư bắt nguồn từ tục thờ Ông Nam Hải – là tập tục lâu đời của cư dân vùng biển từ Quảng Bình trở vào, trong đó đậm đặc nhất là vùng Nam Trung bộ. Ông Nam Hải, thực ra là loài cá Voi – loài cá có thân hình to lớn, nhưng bản tính lại hiền hoà, thường cứu giúp những ngư dân mỗi khi gặp nạn trên biển được ngư dân các tỉnh phía Nam gọi cá ‘Đức Ông’,‘Cá Ông’ hay ‘Ông Nam Hải’. Khi Cá Ông chết, trôi dạt vào bờ thuộc địa phận của làng biển nào, thì làng biển ấy phải tổ chức lễ tang long trọng và lập Lăng thờ phụng và cúng tế rất nghiêm cẩn. Lễ tế Ông Nam Hải ngày nay thường được gọi là Lễ hội Cầu Ngư.

Những truyền thuyết về tục thờ Cá Voi
Tục thờ Cá Ông ra đời từ bao giờ và đâu là nơi phát tích đến nay vẫn chưa thể khẳng định chính xác. Để giải thích cho tục thờ Cá Voi có nhiều truyền thuyết, trong đó một số truyện thuyết, chuyện kể vẫn còn được lưu truyền cho đến hôm nay:
– Trong thần thoại Chăm kể lại: Sau thời gian rèn luyện phép thuật vì nôn nóng trở về xứ sở, Cha-Aih-Va đã cãi lời thầy tự ý biến thành cá voi, ra sông lớn mà đi nên sau đó đã bị trừng phạt. Cha-Aih-Va đổi tên và tự xưng là Po Riyah (thần Sóng Biển), cũng có lúc hoá thân thành thiên nga, trở thành ân nhân của những người bị đắm thuyền.

– Truyền thuyết Phật giáo kể rằng: Ngày xưa, Đức Phật Bà Nam Hải Quan Âm, khi đi tuần du Nam Hải, Ngài rất đau xót khi mỗi mùa biển động, bão tố, nhiều thuyền nhân và ngư dân bị đắm thuyền và chết trôi trên biển cả. Để cứu giúp những sanh linh, Ngài liền lấy chiếc áo cà sa đang mặc và xé ra làm ngàn mảnh nhỏ ném xuống biển khơi, rồi hoá phép thành loài cá Voi có thân hình to lớn, lại ban cho cả “Phép thâu đường”để bơi thật nhanh nhằm kịp đến cứu giúp ngưòi bị nạn. Từ đó, loài cá Voi luôn là trợ thủ đắc lực trong việc cứu giúp người bị nạn trên biển. Do vậy, người dân miền biển các tỉnh phía Nam nước ta xem loài cá Voi là vị thần linh của biển khơi.
– Truyền thuyết cũng kể, trên đường bôn tẩu đến nước Xiêm để tránh cuộc truy đuổi của Nhà Tây Sơn, khi đến Vịnh Xiêm La thì gặp giông tố, lúc thuyền của Chúa Nguyễn Phúc Ánh sắp bị lật đã được Cá Ông nâng đỡ và đưa vào  đảo Thổ Châu. Năm 1802, sau khi lên ngôi Nguyễn Ánh (Vua Gia Long) đã ban chiếu sắc phong Cá Voi là Nam Hải Đại Tướng Quân để tỏ lòng tri ân. Các vua chúa triều Nguyễn đã liên tiếp ban những sắc phong cao quý cho Cá Voi này và sắc phong cao nhất cho Ngài là: Nam Hải Cự Tộc Ngọc Lân Thượng Đẳng Thần.

– Riêng ở thôn Quảng Hội (xã vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà) lại có truyền thuyết liên quan đến Quan Công và ông Nam Hải. Truyền thuyết kể rằng, một con phượng hoàng đẻ ra hai trứng, một trứng rớt xuống biển Đông hoá thành ông Nam Hải (cá voi) và trứng kia rơi trên đất liền, được một vị hoà thượng ấp trong đại hồng chung, sau 100 ngày nở ra Quan Thánh…

Chính quyền phong kiến trước kia quy định rằng: Làng nào bắt gặp cá ông chết thì lý trưởng phải báo cho phủ, huyện để quan khám định, cấp tiền tuất, hương đèn, vải đỏ quấn đủ bảy vòng và cho khâm liệm, cấp đất xây lăng và ruộng hương hỏa để thờ cúng. Sau 3 năm thì cải táng, lấy xương xếp vào quách, khạp, đưa vào lăng, đình, vạn, đền, miếu xây sẵn để thờ tùy địa phương. Mỗi làng đều có người trông coi hương khói và một hội đồng quản lý làng.

Từ tập tục trên, ở Khánh Hòa người thấy xác cá Ông đầu tiên phải có nhiệm vụ kéo cá vào bờ biển để tổ chức lễ tống táng. Bấy giờ họ trở thành người con trai trưởng của cá Ông và phải chịu tang 3 năm chứ không chỉ chịu tang 100 ngày như các tỉnh trong vùng. Sau khi mãn tang, hàng năm cứ vào ngày Ông lụy (tức là ngày cá Voi chết), bà con ngư dân long trọng tổ chức Lễ Tế Ông Nam Hải – còn gọi là Lễ hội Cầu Ngư với đầy đủ các nghi thức. Người dân miền biển tin rằng, tổ chức tế lễ càng chu đáo bao nhiêu, nghi thức càng đầy đủ bao nhiêu, thì ân đức của Ngài sẽ ban lại cho ngư dân được mùa tôm, cá, đời sống no ấm, sung túc bấy nhiêu.

Đến nay, cư dân vùng biển Khánh Hòa vẫn xem ngày này là một ngày lễ trọng và họ tổ chức thật long trọng, thành kính để cầu cho quốc thái dân an, làm ăn tấn tới và thật sự là ngày hội theo đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Ngoài cấu trúc thờ tự những Lăng độc lập. Ở Khánh Hòa có một số điểm thờ Cá Ông nằm chung trong Đình làng như: Trường Tây, Trí Nguyên, Trường Đông (Tp. Nha Trang), Bá Hà 1, Đông Hà (huyện Ninh Hoà). Lăng Ông Cù Lao (phường Vĩnh Thọ, Tp. Nha Trang) nằm trong cụm cơ sở tín ngưỡng dân gian gồm: Chùa, Đình, Nhà Tiền hiền và Lăng Ông Nam Hải. Tuy nhiên, cấu trúc thờ tự bên trong thì vẫn giống như các Lăng độc lập. Ngày nay, việc ‘đình lăng kết hợp’ và ‘phối tự phối tế’ đang được nhiều ngư dân ủng hộ và có xu thế ngày càng phát triển.

2. Tiến trình của Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa

Nếu lễ hội ở vùng đồng bằng Khánh Hòa thiên về sự trang nghiêm, thành kính thì Lễ hội Cầu Ngư lại thiên về sự tưng bừng, náo nức và tràn trề sức sống như những đợt sóng triều. Cũng không như các lễ hội truyền thồng khác, không gian Lễ hội thường chỉ khoanh lại trong một phạm vi điện thờ; không gian Lễ hội Cầu Ngư lại được mở rộng ra toàn làng và ngoài biển khơi mà Lăng Ông chỉ là tâm điểm.

Trong không gian mở ấy, rất nhiều nghi thức được diễn ra trong ba ngày đêm, trong đó có những nghi thức riêng có như: Lễ Nghinh Ông (Lễ Nghinh thủy triều), trò diễn Hò Bá trạo – những nghi thức lễ nhưng đầy tính chất hội hè ấy, đã tạo nên đặc trưng cho Lễ hội Cầu ngư của vùng Nam Trung bộ nói chung và Khánh Hòa nói riêng.

2.1. Lễ Rước sắc
Ở Khánh Hòa, các sắc phong Ông Nam Hải thường không đặt tại Lăng mà được cất giữ tại Nhà Tiền hiền hoặc giao cho một hào lão có uy tín trong làng gìn giữ gọi là ‘Thủ sắc’, khi có lễ hội thì mới rước sắc về Lăng tổ chức bái tế. Do vậy, Lễ Rước sắc được xem như nghi thức mở đầu của Lễ hội Cầu Ngư ở Khánh Hòa.

Lễ Rước sắc được bắt đầu vào sáng ngày đầu tiên của Lễ hội. Đúng giờ quy định, Ban Tế lễ, các vị hào lão, những người phụng sự lễ hội và dân làng lễ phục trang nghiêm, tề tựu đầy đủ tại Nhà Tiền hiền để chuẩn bị vào cuộc lễ. Lễ gồm ba nghi thức:
– Thỉnh sắc: Được thực hiện trang trọng trước chánh điện của Nhà Tiền hiền. Ban Tế lễ thay mặt dân làng dâng hương xin với Thành hoàng và các vị Tiền Hậu hiền được thỉnh sắc Ông Nam Hải về Lăng bái tế. Ở một số nơi, Lễ Thỉnh sắc cũng chính là Lễ Tế Tiền hiền.
– Rước sắc: Được thực hiện theo hình thức đám rước long trọng. Một đám rước được tổ chức bài bản gây ấn tượng lớn cho mọi người, thu hút đông đảo dân làng tham dự và tạo nên không khí vừa thiêng liêng, vừa gần  gũi – trang trọng mà là rất nhộn nhịp, tưng bừng.
– Khai sắc: Khi đám rước về đến Lăng, Ban Tế lễ đưa Long đình vào Chánh điện. Sau khi nhập Long đình vào Lăng, vị Chánh tế sẽ mang sắc phong đặt lên bàn thờ để làm Lễ Khai sắc và mở đầu cho Lễ hội Cầu Ngư.

Ngày nay, do xu hướng giản lược các nghi thức cổ truyền trong lễ hội, một số làng biển đã sáp nhập Đình làng và Lăng Ông làm một trong thờ tự và cả bái tế. Cũng từ đó, nhiều nơi đã không còn giữ được Lễ Rước sắc theo nghi thức cổ truyền mà chỉ giữ lại phần Lễ Khai sắc – một nghi thức bắt buộc trước khi vào lễ hội.

2.2. Lễ Nghinh Ông
Nếu như Lễ Rước sắc là nghi thức được sử dụng chung cho nhiều lễ hội mà nơi tổ chức hoặc vị Thần chủ được bái tế trong lễ hội ấy có sắc phong vua ban, thì Lễ Nghinh Ông là nghi thức riêng có của Lễ hội Cầu Ngư.

Lễ Nghinh Ông ở Khánh Hòa thường được tổ chức vào giờ thủy triều lên nên còn gọi là ‘Lễ nghinh thủy triều’. Lễ được thực hiện nhằm mục đích rước hồn Ông Nam Hải từ biển khơi về Lăng trước khi Tế chánh. Vì vậy, nghi thức này còn được gọi là ‘Phụng nghinh hồi đình’. Do Lễ hội Cầu Ngư ở các làng không trùng nhau về thời gian mà theo tập tục lễ nghinh Ông phải tùy theo con nước lên, nên giờ tiến hành lễ của mỗi làng cũng mỗi khác. Nhưng đa phần Lễ Nghinh Ông ở Khánh Hòa đều được tổ chức vào sáng sớm – là thời điểm mặt trời lên cũng như nước triều lên. Lễ Nghinh Ông thường kéo dài trong khoảng hai giờ

Lễ Cầu Ngư làng Cảnh Dương được tổ chức vào Rằm tháng Giêng hàng năm, là một lễ hội truyền thống mang đậm nét văn hoá đặc sắc và độc đáo riêng biệt của làng biển Cảnh Dương, Quảng Trạch, Quảng Bình so với các làng biển khác trong cả nước.

Với lịch sử hình thành gần 400 năm, Cảnh Dương là vùng đất địa linh nhân kiệt, một trong “Bát danh hương” của Quảng Bình xưa. Ở làng Cảnh Dương, không ai không biết đến phong tục thờ cá Ông với Linh Ngư Miếu.  Theo lịch sử làng Cảnh Dương ghi lại, cá Bà dạt vào bờ biển Cảnh Dương và được dân đưa vào miếu thờ này từ năm 1809. Đến năm 1907, thêm một con cá Voi khổng lồ dạt vào bờ biển xã này và cũng được người dân rước vào miếu Linh Ngư gọi là cá Ông. Đối với ngư dân Cảnh Dương, loài cá này đã khá nhiều lần trợ giúp tàu thuyền của làng không bị chìm trong gió bão nên được ngư dân vô cùng kính trọng và lập miếu thờ. Theo nghiên cứu, đây là các bộ xương cá voi lớn và lâu đời nhất tại Việt Nam, chiều dài ước tính gần 27m, bề rộng gần 10m. Cảnh Dương còn có nghĩa địa dành cho cá voi đã “lụy” vào làng trong nhiều năm qua.

Với ý nghĩa đó, lễ cầu ngư làng Cảnh Dương tại miếu Linh Ngư là nét sinh hoạt văn hoá cộng đồng mang tính tâm linh: mọi người, mọi nhà tự giác đóng góp tinh thần và vật chất, tưởng nhớ ơn đức của cá Ông, cá Bà, mong cho trời yên biển lặng, mưa thuận gió hoà, tôm dày cá được, làng xã ấm no, yên vui, hạnh phúc. Lễ hội Cầu Ngư còn cầu mùa, cầu phúc, cầu thiện, cầu an, cầu lành, cầu cho thiên nhiên thuận hoà, đất nước thanh bình, làng xã yên vui, nhà nhà hạnh phúc…

Từ sáng sớm, đông đảo ngư dân, chủ các tàu thuyền, các tổ hợp tác, hợp tác xã lập theo từng đoàn, tề tựu về đền thờ Ngư Linh Miếu và An Cầu Ngư để dâng hương, dâng lễ vật cúng tế Thần ngư.

Nghi lễ quan trọng nhất trong lễ cầu ngư này là nghi lễ đọc văn tế Thần Ngư. Một vị cao niên có uy tín nhất được làng cử ra để dâng hương và đọc văn tế. Bài văn tế thể hiện lòng biết ơn sự che chở, nâng đỡ của cá Ông và cá Bà với ngư dân trong những chuyến đi biển, cũng như lời khẩn cầu về một mùa biển yên bình, bội thu.

 

Sau nghi lễ này, 13 lão ngư trong làng được cử ra để thực hiện điệu hò chèo cạn. Trong đó, 6 người được xếp vai bạn thuyền chèo chiếc thuyền tượng trưng hướng ra khơi. Những người còn lại trong vai đội cờ dẫn thuyền.

 XIN CTLHN

Bạn có biết?

Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!

Nguồn :

timviec365.vn

Tâm sự lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một chuỗi quay mới lại đến và chúng ta vẫn bước tiếp trên con đường học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính, hãy luôn kiên trì và không ngừng cố gắng!

Nguồn :

sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK