Đáp án: khí hậu
Đồng Nai nằm trong vùng khí hậu cận xích đạo, nóng quanh năm.
- Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26-270C.
- Lượng mưa trung bình năm lớn, dao động khoảng 1500-2400mm. các khu vực đón gió mùa Tây Nam như các huyện Tân Phú, Định Quán, Vĩnh Cửu có lượng mưa lớn nhất (trên 2500 mm/năm).
- Độ ẩm tương đối của không khí trung bình năm dao động trong khoảng từ 80% đến 82% và có sự thay đổi theo mùa.
- Có hai mùa rõ rệt: mùa mưa (tháng 5-10) và mùa khô (tháng 11- tháng 4 năm sau).
* Tác động của khí hậu:
- Thuận lợi: khí hậu ôn hòa quanh năm thuận lợi cho việc sinh hoạt, sản xuất, cây cối phát triển quanh năm…;
- Khó khăn: mưa tập trung vào một mùa thường gây lũ lụt, mùa còn lại hầu như không mưa gây hạn hạn, thiếu nước cho sinh hoạt, sản xuất.
Hiện nay, Đồng Nai cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước đang chịu tác động tiêu cực do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra.
Đáp án Địa hình
Tỉnh Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng bắc nam. Có thể phân biệt các dạng địa hình chính như sau:
- Địa hình đồng bằng gồm 2 dạng chính: Các bậc thềm sông có độ cao từ 5 đến 10m hoặc có nơi chỉ cao từ 2 đến 5m dọc theo các sông và tạo thành từng dải hẹp có chiều rộng thay đổi từ vài chục mét đến vài km. Đất trên địa hình này chủ yếu là các aluvi hiện đại.
Đáp án sông
Sông Đồng Nai là dòng sông với rất khúc uốn quanh co. Chảy theo hai hướng chính là Tây Bắc – Đông Nam ở phần thượng lưu và hướng Đông Bắc – Tây Nam ở khu vực trung lưu và hạ lưu. Sông Đồng Nai có tới 253 nhánh sông suối phụ lưu có chiều dài lớn hơn 10km. Với hệ thống sông ngòi chằng chịt đó, sông Đồng Nai có tổng lượng dòng chảy đạt tới 31 tỷ m3; diện tích lưu vực sông lên đến 40 nghìn km2 với lưu lượng bình quân đạt 982m3/s. Hệ thống sông là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho thành phố Biên Hòa và khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Đáp án sinh vật
Sinh vật ở Đồng Nai rất đa dạng và phong phú
Câu 1
Đặc điểm địa hình:
*Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam:
-Trên đất liền, đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình thấp dưới 1000 m chiếm tới 85%, núi cao trên 2000m chiếm 1%.
- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 lãnh thổ đất liền và bị đồi núi ngăn cách thành nhiều khu vực.
* Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau:
- Sau giai đoạn Cổ kiến tạo, lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc và bị ngoại lực bào mòn, phá hủy tạo nên những bề mặt cổ, thấp và thoải.
- Giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau, địa hình thấp dần theo hướng tây bắc - đông nam.
- Địa hình nước ta có hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.
*Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người:
- Các hoạt động ngoại lực của khí hậu, của dòng nước và của con người là những nhân tố ảnh hưởng đến hình thành địa hình hiện nay của nước ta.
- Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa có tác động lớn trong việc phong hóa, bào mòn tạo nên những dạng địa hình độc đáo.
- Các dạng địa hình nhân tạo ở nước ta xuất hiện ngày càng nhiều: giao thông, hầm mỏ, đô thị, đê, đập, kênh rạch,…
KHÍ HẬU:
*tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm:
- tính chất nhiệt đới: nhiệt độ tb năm của không khí đều vượt 210C trên cả nc và tăng dần từ bắc vào nam. Số giờ nắng đạt từ 1400-3000h/năm
- tính chất gió mùa: khí hậu chia làm 2 mùa rõ rệt, phù hợp với 2 mùa gió
- tính chất ẩm: lượng mưa tb năm lớn khoảng từ 1500-2000/ năm, đọ ẩm không khí tb năm trên 80%
*Tính chất đa dạng và thất thường:
- Khí hậu phân hóa mạnh theo không gian và thời gian, hình thành nên các miền và vùng khí hậu khác nhau:
+ miền khí hậu phía bắc: từ dãy Bạch Mã trở ra bắc, khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh
+ Miền khí hậu phía nam: từ dãy Bạch Mã trở vào phía nam,có khí hậu cận xích đạo
+ ngoài ra, khí hâu còn phân hóa theo chiều đông tây, theo độ cao và hướng của các dãy núi. Khí hậu nc ta còn rất thất thường.
SÔNG NGÒI:
-Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước.
- Sông ngòi nước ta chảy hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung.
- Sông ngòi nước ta có hai mùa nước: mùa lũ và mùa cạn khác nhau rõ rệt.
- Sông ngòi nước ta có lượng phù sa lớn
- Giá trị của sông ngòi: thuỷ lợi, thuỷ điện, thuỷ sản, giao thông vận tải, cung cấp lượng phù sa lớn phục vụ cho nông nghiệp, phát triển du lịch,...
- Sông ngòi nước ta đang bị ô nhiễm: do các hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
ĐẤT:
Phong phú và đa dạng.Gồm 3 nhóm đất chính : ferelit , phù sa , đất mùn núi cao.
- Núi, đồi:
+ Đất mùn núi cao trên các loại đá.
+ Đất feralit đỏ và đồi núi thấp trên các loại đá.
- Đồng bằng sông Mã:
+ Đất bồi tụ phù sa (trong đê).
+ Đất bãi ven sông (ngoài đê).
- Ven biển: đất mặn ven biển.
Hãy học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều này sẽ giúp bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất. Chúc bạn học tốt!
Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều và chúng ta sắp phải xa trường lớp, thầy cô, bạn bè thân quen. Đây là năm mà chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng hãy tin rằng mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Hãy tự tin và luôn cố gắng hết mình!
Copyright © 2024 Giai BT SGK